- Khả năng là phạm trù chỉ cái chưa có, nhưng sẽ có trong những điều kiện nhất
b. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hộ
Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ rõ: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi, nhất là phương thức sản xuất thay đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa…sớm hay muộn cũng thay đổi theo. Điều đó chứng tỏ: “Khơng phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ, trái lại tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”.
Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội, thơng qua tính độc lập tương đối. Sự tác động đó biểu hiện: ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội, phản ánh không kịp những biến đổi của tồn tại xã hội. Mặt khác, ý thức xã hội có tính vượt trước, định hướng và dự báo cho sự phát triển của tồn tại xã hội. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong q trình phát triển, và tác động, liên hệ với nhau giữa các hình thái ý thức xã hội. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội theo hai khuynh hướng: thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội.
c.Ý nghĩa phương pháp luận
Từ mối quan hệ trên, cần đề cao tính quyết định của nhân tố vật chất trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, khắc phục chủ nghĩa duy tâm chủ quan, duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan. Đồng thời, vận dụng mối quan hệ biện chứng, sự tác động trở lại của ý thức thơng qua vai trị của nhân tố tinh thần, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ làm động lực cho sự phát triển. Phát huy vai trò của nhân tố con người, là yếu tố có vai trị quan trọng nhất trong mọi hoạt động để thực hiện mục tiêu đề ra.