Phương pháp luận

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh (Trang 47 - 48)

II. VAI TRÒ THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC

b. Phương pháp luận

Khái niệm: Phương pháp luận là một hệ thống những quan điểm, nguyên tắc

xuất phát, những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Phương pháp luận được phân chia thành cách cấp độ:

+ Phương pháp luận bộ môn là những quan điểm, nguyên tắc xác định các phương pháp nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể của các ngành khoa học cụ thể.

+ Phương pháp luận chung là những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo việc xác định phương pháp của một nhóm các ngành khoa học có những điểm chung nhất định nào đó.

+ Phương pháp luận triết học là những quan điểm, nguyên tắc chung nhất; là xuất phát điểm cho việc xác định phương pháp luận bộ môn, các phương pháp luận chung, các phương pháp hoạt động cụ thể của nhận thức và thực tiễn.

Các hình thức phương pháp luận vừa độc lập tương đối với nhau, vừa bổ sung, xâm nhập vào nhau, do đó cần vận dụng tổng hợp các phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Phương pháp luận biện chứng duy vật là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát chỉ đạo chủ thể trong việc xác định phương pháp cũng như trong việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng phương pháp hợp lý, có hiệu quả tối đa.

Như vậy, với tư cách là phương pháp luận chung nhất, triết học đóng vai trị định hướng cho con người trong q trình tìm tịi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, và do đó, nó có ý nghĩa quyết định đối với thành bại trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)