Một số quan niệm về tiến bộ xã hội trong lịch sử triết học

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh (Trang 36 - 37)

- Khả năng là phạm trù chỉ cái chưa có, nhưng sẽ có trong những điều kiện nhất

b. Một số quan niệm về tiến bộ xã hội trong lịch sử triết học

Tư tưởng về tiến bộ xã hội thực sự được đặt ra từ thời kỳ chủ nghĩa tư bản hình thành với khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái. Các nhà Khai sáng của thế kỷ XVIII như A.Tuyếcgô, I.Hécđơ… đề cao vai trị lý tính, tư duy khoa học để làm động lực cho sự phát triển tiến bộ xã hội tới mục đích tự do cho con người.

Gi. Rútxơ cho rằng, sự phát triển của nền văn minh trong xã hội tư bản chủ nghĩa sẽ làm xuất hiện sự bất bình đẳng, quan hệ giàu nghèo trong xã hội. Theo quy luật phát triển, trạng thái bất bình đẳng xã hội sẽ bị xóa bỏ để thay thế một trạng thái bình đẳng của một xã hội mới cao hơn.

Các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng Xanh Ximông, S.Phuriê…đã phủ nhận những hạn chế của chủ nghĩa tư bản đương thời, nêu ra hình mẫu tốt đẹp của xã hội trong tương lai, dù cho xã hội đó khơng có cơ sở hiện thực.

Lịch sử phát triển xã hội, theo Hêghen, là sự vận động hợp quy luật, mỗi thời đại là một giai đoạn phát triển trong quá trình thống nhất, là kết quả của sự tha hóa ý niệm tuyệt đối. Tiêu chuẩn cao nhất của sự tiến bộ xã hội là tư tưởng về tự do. Mỗi

thời đại, sẽ có một dân tộc đại biểu cho tư tưởng tự do, đỉnh cao nhất của sự tiến bộ xã hội, mà nhà nước Phổ là hình mẫu lý tưởng của xã hội đương thời.

Như vậy, nhìn chung các nhà triết học trước Mác xem tiến bộ xã hội cịn phiến diện, tuyết đối hóa một mặt, một yếu tố nào đó như vai trị của khoa học, cơng nhệ; động lực của ý chí… Tuy nhiên, họ đều khẳng định về sự phát triển của xã hội ngày càng cao hơn, về sự tiến bộ của xã hội loài người là quy luật tất yếu.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)