Chương 1 : TỔNG QUAN
1.8. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị vi phẫu vỡ túi phình động
1.8.4. Mức độ CMDMN theo phân độ Fisher
Phân độ Fisher hay phân độ Fisher cải biên được sử dụng để đánh giá mức độ CMDMN sau vỡ TP ĐM não [84],[90],[98],[99]. Điều này cũng được khẳng định trong bảng tiên lượng kết quả điều trị của Van Donkelarr và cộng sự (2019) [84]. Nhóm tác giả này cho thấy tiên lượng của các trường hợp có phân độ Fisher từ 1-3 là như nhau, với mức điểm 0. Nhưng với tình trạng CMDMN có phân độ Fisher là 4 được xếp riêng ở một mức với điểm 1. Theo Brawanski và cộng sự (2017) phân độ Fisher 3 là yếu tố nguy cơ độc lập với kết quả ra viện có điểm mRS > 2 ở nhóm BN trên 70 tuổi [90]. Với nhóm BN trên 80 tuổi, kết quả cứu cho thấy 7,7% trường hợp có phân độ Fisher 1-2 có hiện tượng GNT cấp tính, tuy nhiên khơng có trường hợp nào trong nhóm này cần phải đặt dẫn lưu não thất ổ bụng sau phẫu thuật, so với 57,4% trường hợp có GNT cấp tính và 10% cần đặt dẫn lưu não thất ổ bụng
ở những BN có phân độ Fisher 3-4. Jaja và cộng sự (2016) tổng hợp kết quả của 8 nghiên cứu với trên 9000 BN, cho thấy, nguy cơ tử vong ở các BN có phân độ Fisher 2, 3 và 4 cao gấp 1,26 lần, 1,77 lần và 1,86 lần so với tổn thương có phân độ Fisher 1 [98].
Tuy nhiên, khi so sánh sự ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau điều trị CMDMN do vỡ TP ĐM não, Kapapa và cộng sự (2013) nhận thấy, phân độ Fisher có giá trị tiên lượng thấp nhất khi so sánh với phân độ Hunt-Hess, phân độ WFNS hay điểm GCS [99].