Căn cứ, mục tiêu và nội dung của quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế quy hoạch sử dụng đất đai: Phần 1 - TS. Nguyễn Hữu Cường (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.2. Căn cứ, mục tiêu và nội dung của quy hoạch sử dụng đất

2.2.1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất

Về thực chất quy hoạch sử dụng đất chính là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất đồng thời thực hiện việc điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt. Để hình thành được các quyết định đúng đắn,

46 quy hoạch sử dụng đất phải dựa vào 2 nhóm căn cứ chủ yếu là yêu cầu chủ quan và điều kiện thực tế khách quan.

Yêu cầu chủ quan: Là yêu cầu chung yêu cầu của xã hội, của nên kinh tế quốc

dân (hoặc của địa phương) đối với các ngành kinh tế khác nhau có liên quan đến việc sử dụng đất. Yêu cầu của xã hội và nền kinh tế luôn thay đổi tùy theo sự phát triển, do vậy khi quy hoạch sử dụng đất phải nắm bắt được các yêu cầu này. Yêu cầu chủ quan được thể hiện thơng qua nhóm căn cứ cụ thể gồm:

- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. - Nhu cầu sử dụng đất đai.

- Quy hoạch phát triển các ngành và địa phương - Định mức sử dụng đất đai

- Yêu cầu bảo vệ môi trường, yêu cầu bảo vệ tơn tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh ...

Điều kiện thực tế khách quan: Điều kiện thực tế khách quan là căn cứ rất quan

trọng, quyết định tính thực tiễn và khoa học của quy hoạch sử dụng đất.

Điều kiện tự nhiên: Địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết, thủy văn, khống sản ...

Điều kiện xã hội: Hiện trạng sử dụng quỹ đất, thực trạng phát triển sản xuất, khả năng đầu tư, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai kỳ trước...

Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm:

a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương;

b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;

c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường; d) Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất;

đ) Định mức sử dụng đất;

e) Tiến bộ khoa học và cơng nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất; g) Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.

47

2.2.2. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất

Mục tiêu quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất và việc sử dụng hiệu quả và bền vững nhất tài nguyên đất đai - một tài nguyên hữu hạn. Có thể hiểu mục tiêu này cụ thể như sau:

Sử dụng có hiệu quả đất đai:

Việc sử dụng có hiệu quả đất đai hết sức khác biệt giữa các chủ sử dụng đất. Cụ thể, với các cá nhân sử dụng đất thì việc sử dụng có hiệu quả chính là việc thu được lợi ích cao nhất trên một đơn vị tư bản đầu tư trên một đơn vị diện tích đất. Cịn đối với Nhà nước thì vấn đề hiệu quả của việc sử dụng đất mang tính tổng hợp hơn bao gồm cà nội dung: toàn vẹn lãnh thổ, an toàn lương thực quốc gia, bảo vệ mơi trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa...

Sử dụng đất phải có tính hợp lý chấp nhận được

Sử dụng đất đai phải có tính hợp lý và được xã hội chấp nhận. Những mục đích này bao gồm các vấn đề về an ninh lương thực, việc làm và đảm bảo thu nhập cho cư dân ở nông thôn. Sự cải thiện và phân phối lại đất đai có thể đảm bảo làm giảm sự khơng đồng đều về kinh tế giữa các vùng khác nhau, giữa các chủ sử dụng đất khác nhau và góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo.

Tính bền vững

Việc sử dụng đất bền vững là phương thức sử dụng đất mang lại hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu trước mắt đồng thời đảm bảo được tài nguyên đất đai đáp ứng được cho các nhu cầu sử dụng đất trong tương lai.

2.2.3. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất

Với mỗi quốc gia khác nhau cũng như từng vùng trong một nước ở những giai đoạn lịch sử khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội sẽ có những nội dung cụ thể về quy hoạch sử dụng đất khác nhau. Hiện nay, nội dung cụ thể của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính bao gồm:

- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội , hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai đặc biệt là đất chưa sử dụng.

- Đề xuất phương hướng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất trong thời hạn lập quy hoạch.

48 - Xử lý, điều hòa nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh.

- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các cơng trình dự án. - Xác định các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. - Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch sử dụng đất có giá trị pháp lý sẽ là cơ sở để xây dựng và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đai các chuyên ngành hoặc các khu vực dựa trên bảng cân đối nhu cầu sử dụng của các ngành và ranh giới hoạch định cho từng khu vực.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế quy hoạch sử dụng đất đai: Phần 1 - TS. Nguyễn Hữu Cường (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)