Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế quy hoạch sử dụng đất đai: Phần 1 - TS. Nguyễn Hữu Cường (Trang 97)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.8. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất

2.8.1. Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất đất

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, việc quản lý đất đai hiệu quả và bền vững luôn là mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia, một trong các nội dung trong

95 công tác quản lý Nhà nước về đất đai là quy hoạch sử dụng đất. Để tạo được cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải dựa trên hệ thống các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Luật đất đai và các văn bản dưới luật nhằm giúp giải đáp về mặt nguyên tắc đối với những vấn đề đặt ra như sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập quy hoạch, trách nhiệm lập quy hoạch, nội dung lập quy hoạch và thẩm quyền xét duyệt quy hoạch. Có thể hệ thống các văn bản có liên quan đến cơng tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ cao đến thấp như sau:

- Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (Điều18 Chương II).

- Khoản 1 Điều 5 Luật Đất đai ngày 10/12/2003 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu”.

- Điều 6 Luật đất đai 2003 cũng nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai” và “Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai.

- Toàn bộ Mục 2 từ Điều 21 đến Điều 30 Luật Đất đai ngày 10/12/2003 quy định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung, kỳ quy hoạch, trách nhiệm lập, thẩm quyền quyết định, xét duyệt, điều chỉnh, công bố, thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

- Điều 31 Luật đất đai 2003 khẳng định:

“Căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nơng thơn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;”

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ban hành ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai 2003 cũng đã qui định chi tiết về nội dung, lập, xét duyệt, điều chỉnh, công bố, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (toàn bộ Chương III từ Điều 12 đến Điều 29).

Như vậy để sử dụng và quản lý đất đai - thuộc sở hữu toàn dân, là tư liệu sản xuất - một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả nhất thiết phải làm quy hoạch.

96 Ngồi những quy định của các văn bản có tính pháp lý ở mức độ cao nêu trên cịn có các văn bản dưới luật và các văn bản ngành quy định về thẩm quyền, hướng dẫn phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như:

- Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2005 của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Mơi trường về việc ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Đơn giá lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Thông tư 04/2006/TT/BTNMT ngày 22/5/2006 của Bộ Tài ngun và Mơi trường Hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự tốn, xây dựng dự tốn kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, định mức sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

2.8.2. Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Điều 25 Luật đất đai 2003 và điều 15 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP quy định:

1. Bộ Tài ngun và mơi trường có trách nhiệm giúp Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước.

Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xác định nhu cầu sử dụng đất của bộ, ngành, địa phương.

2. Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phịng, mục đích an ninh và có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định nhu cầu sử dụng

97 đất vào mục đích quốc phịng, mục đích an ninh tại địa phương.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình; Sở Tài ngun và Mơi trường có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Sở, ban, ngành của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường trong việc xác định nhu cầu sử dụng đất của ngành, địa phương.

4. Uỷ ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và của thị trấn thuộc huyện. Uỷ ban nhân dân huyện, quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và của các đơn vị hành chính cấp dưới; Phịng Tài ngun và Mơi trường có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Phòng ban của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và uỷ ban nhân dân phường, thị trấn, Uỷ ban nhân dân xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đơ thị có trách nhiệm phối hợp với Phịng Tài ngun và Mơi trường trong việc xác định nhu cầu sử dụng đất của ngành, địa phương.

5. Uỷ ban nhân dân xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị trong kỳ quy hoạch tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

6. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thơng qua trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

7. Ban quản lý khu cơng nghệ cao có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho toàn khu công nghệ cao.

8. Ban quản lý khu kinh tế có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đối với phần diện tích đất giao cho quản lý được xác định trong quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với phần diện tích đất cịn lại được thể hiện trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc

98 tỉnh và quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn.

9. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thuê các tổ chức được phép hoạt động trong lĩnh vực lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tư vấn trong việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

10. Không phải lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đối với xã, phường, thị trấn nếu việc sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử đất tiếp theo khơng có thay đổi; có thay đổi mục đích sử dụng giữa các loại đất trong cùng một nhóm mà diện tích đất phải thay đổi mục đích sử dụng dưới mười phần trăm (10%) so với kỳ quy hoạch trước thì chỉ quyết định việc điều chỉnh phần diện tích phải chuyển mục đích sử dụng.

Quy hoạch sử dụng đất chi tiết của khu công nghệ cao được lập một lần cho tồn khu; trường hợp có thay đổi nhu cầu sử dụng đất thì lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết.

2.8.3. Thẩm quyền quyết định, xét duyệt, công bố, lưu trữ hồ sơ, quản lý quy hoạch sử dụng đất hoạch sử dụng đất

Thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất

Điều 26 Luật đất đai năm 2003 qui định như sau:

- Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước do Chính phủ trình.

- Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.

- Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị.

Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Điều 28 Luật đất đai, điều 27 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai và tại mục I phần VII Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định

99 như sau:

Tài liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải công bố bao gồm: - Quyết định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc xét duyệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được công bố công khai theo qui định sau:

+ Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm cơng bố cơng khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và các dự án, cơng trình đầu tư đã được xét duyệt tại trụ sở Uỷ ban nhân dân trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

+ Sở, Phòng Tài nguyên và Mơi trường có trách nhiệm cơng bố cơng khai tồn bộ tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương đã được xét duyệt tại trụ sở cơ quan mình trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công bố trên mạng thông tin quản lý nhà nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trích đăng trên báo của địa phương.

+ Bộ Tài ngun và Mơi trường có trách nhiệm cơng bố cơng khai tồn bộ tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước đã được Quốc hội quyết định tại trụ sở cơ quan Bộ trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đăng công báo; công bố trên mạng thơng tin quản lý nhà nước của Chính phủ và trích đăng trên một báo hàng ngày của trung ương.

Lưu trữ hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

a. Hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải lưu trữ gồm: - Quyết định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (bản in trên giấy và dạng số);

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất (bản in trên giấy và bản dạng số - cấp tỉnh). - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (bản in trên giấy và bản dạng số - cấp tỉnh). - Các văn bản có liên quan trong q trình lập, thẩm định, thơng qua Hội đồng nhân dân, trình cấp có thẩm quyền xét duyệt.

100 b. Số lượng và nơi lưu trữ hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Cả nước: Hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước được lưu trữ gồm 4 bộ: 1 bộ tại văn phịng Quốc hội, 1 bộ tại văn phịng Chính phủ, 2 bộ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cấp tỉnh: Hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được lưu trữ gồm 4 bộ: 2 bộ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, 1 bộ tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, 1 bộ tại Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cấp huyện: Hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lưu trữ gồm 4 bộ: 1 bộ tại Uỷ ban nhan dân tỉnh, 1 bộ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, 1 bộ tại Uỷ ban nhân dân huyện và 1 bộ tại Phịng Tài ngun và Mơi trường.

- Cấp phường, thị trấn và xã thuộc khu vực phát triển đô thị: Hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp phường, thị trấn và xã thuộc khu vực phát triển đô thị được lưu trữ gồm 5 bộ:1 bộ tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, 1 bộ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, 1 bộ tại Uỷ ban nhân dân huyện, 1 bộ tại Phịng Tài ngun và Mơi trường và 1 bộ tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có quy hoạch.

Đối với xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị được lưu trữ gồm 3 bộ: 1 bộ tại Uỷ ban nhân dân huyện, 1 bộ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường và 1 bộ tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có quy hoạch.

c. Trách nhiệm phổ biến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm in sao hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi được xét duyệt gửi cho các đơn vị hành chính trực thuộc để triển khai việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó và theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương.

Thực hiện và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

a. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Chính phủ tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới trực tiếp.

101 - Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; phát hiện, ngăn chặn các hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

b. Quản lý quy hoạch sử dụng đất

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.

- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Khi phát hiện những trường hợp sử dụng đất không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơng bố thì xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.

- Sở, Phịng Tài ngun và Mơi trường, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn tổ chức, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trường hợp phát hiện nhu cầu thực tế cần điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp về nhu cầu đó.

- Hàng năm, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo kết quả thực

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế quy hoạch sử dụng đất đai: Phần 1 - TS. Nguyễn Hữu Cường (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)