CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.6. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình quy hoạch khác
2.6.1. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là tài liệu mang tính khoa học, sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chiến lược được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo khơng gian (lãnh thổ) có tính đến chun mơn hố và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị lãnh thổ cấp dưới.
80 cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đề cập đến dự kiến sử dụng đất ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu. Còn đối tượng của quy hoạch sử dụng đất là tài nguyên đất, nhiệm vụ chủ yếu là căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội mà điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất thống nhất và hợp lý.
Như vậy quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhưng nội dung phải được điều hoà thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
2.6.2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với dự báo chiến lược dài hạn sử dụng tài nguyên đất
Các nhiệm vụ đặt ra của quy hoạch sử dụng đất chỉ có thể được thực hiện thông qua việc xây dựng các dự án quy hoạch với đầy đủ cơ sở về mặt kỹ thuật, kinh tế và pháp lý. Để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô cho một thời gian trước mắt nào đó, trước hết phải xác định được định hướng và nhu cầu sử dụng đất dài hạn trên phạm vi lãnh thổ lớn hơn.
Dựa vào các số liệu thống kê đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành sẽ lập dự báo sử dụng đất, sau đó xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch phân bổ, sử dụng và bảo vệ quỹ đất cho thời gian trước mắt cũng như lâu dài trên phạm vi cả nước, theo đối tượng và mục đích sử dụng.
Dự báo cơ cấu đất đai (cho lâu dài) liên quan chặt chẽ với chiến lược sử dụng tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, dự báo phát triển các cơng trình thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng... Chính vì vậy việc dự báo sử dụng đất với mục tiêu cơ bản là xác định tiềm năng để mở rộng diện tích và cải tạo đất nơng - lâm nghiệp, xác định định hướng sử dụng đất cho các mục đích chuyên dùng khác phải được xem xét một cách tổng hợp cùng với các dự báo về phát triển khoa học kỹ thuật, dân số, xã hội... trong cùng một hệ thống thống nhất về dự báo phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Nội dung của chiến lược sử dụng đất đai bao gồm:
81 - Xác định tiềm năng đất để khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp. - Xác định nhu cầu đất đai cho các ngành kinh tế quốc dân.
- Thiết lập các biện pháp cải tạo, phục hồi và bảo vệ quỹ đất cũng như để hoàn thiện việc sử dụng đất.
- Xây dựng dự báo phân bổ quỹ đất cho các ngành kinh tế quốc dân theo các đối tượng và mục đích sử dụng.
Dự báo sử dụng đất đai là một bộ phận của dự báo dài hạn về phát triển kinh tế xã hội phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất và các mối quan hệ sản xuất. Trong quy hoạch sử dụng đất theo cấp hành chính đều giải quyết chung một nhiệm vụ là sử dụng hợp lý quỹ đất gắn với phân bổ lực lượng sản xuất theo nguyên tắc từ trên xuống và ngược lại sẽ chỉnh lý, hoàn thiện từ dưới lên trên.
Quy hoạch sử dụng đất không làm thay đổi quy hoạch chuyên ngành. Trong phương án quy hoạch sử dụng đất, các cơng trình liên quan đến đất được thể hiện dưới dạng sơ đồ phân bố và xử lý số liệu theo các chỉ tiêu tổng quát. Trên cơ sở sơ đồ phân bố, khi có nhu cầu sẽ xây dựng dự án quy hoạch chuyên ngành theo từng cơng trình riêng biệt (thiết kế lại mạng lưới tưới tiêu, các trạm bơm, mạng lưới đường, quy hoạch các điểm dân cư nông thôn...).
Như vậy, các vấn đề liên quan đến việc sử dụng hợp lý đất đai được thực hiện theo tuần tự từ quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai đến các dự án quy hoạch chuyên ngành sẽ cho phép giải quyết cụ thể các vấn đề về sử dụng đất (trồng trọt, tưới tiêu, cơ giới hoá...) trên cơ sở áp dụng các tiến bộ và thành tựu của khoa học kỹ thuật.
Định hướng sử dụng đất đai được đề cập trong nhiều tài liệu dự báo khoa học kỹ thuật thuộc các cấp và lĩnh vực khác nhau. Việc xây dựng quy hoạch tổng thể mang tính chất tổng hợp, dựa trên các tài liệu khảo sát chuyên ngành, đưa ra định hướng phân bố và tạo điều kiện thuận lợi về mặt không gian để thực hiện các quyết định về sử dụng đất. Các quyết định về quy hoạch sử dụng đất vừa là cơ sở khơng gian để bố trí các cơng trình vừa là căn cứ kỹ thuật để lập kế hoạch đầu tư chi tiết.
Tóm lại, dự báo sử dụng tài nguyên đất và các dự báo khoa học kỹ thuật cũng như các số liệu về quản lý đất đai là cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch và thiết kế cơng trình. Tuy nhiên cần hạn chế sự chồng chéo các biện pháp khi lập dự báo, xây
82 dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng như trong công tác điều tra khảo sát.
2.6.3. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp
Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân lực, đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển đạt được các chỉ tiêu về đất đai, lao động, giá trị sản phẩm, sản phẩm hàng hoá trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất, song lại phải tuân thủ theo quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là xác định cơ cấu sử dụng đất phải đảm bảo được việc chống suy thối, ơ nhiễm đất và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất tuy dựa trên quy hoạch và dự báo yêu cầu sử dụng đất của ngành nơng nghiệp nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mơ, khống chế và điều hồ quy hoạch phát triển nơng nghiệp. Hai loại hình quy hoạch này có mối quan hệ qua lại mật thiết nhưng không thể thay thế lẫn nhau.
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị
Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đơ thị, quy hoạch đơ thị định ra tính chất, qui mơ, phương châm xây dựng đô thị, các bộ phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách hợp lý toàn diện, đảm bảo cho sự phát triển đơ thị được hài hồ và có trật tự, tạo ra những điều kiện có lợi cho cuộc sống và sản xuất. Tuy nhiên, trong quy hoạch đô thị cùng với việc bố trí cụ thể từng khoảnh đất cho các dự án, sẽ giải quyết cả vấn đề tổ chức và sắp xếp các nội dung xây dựng. Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, qui mơ và cơ cấu sử dụng tồn bộ đất đai cũng như bố cục không gian (hệ thống đô thị) trong khu vực quy hoạch đô thị.
Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn diện. Quy hoạch sử dụng đất sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển đô thị. Sự bố cục, qui mô sử dụng, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng... trong đơ thị sẽ được điều hồ với quy hoạch sử dụng đất.
83
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành phi nông nghiệp khác
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành là quan hệ tương hỗ, vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế của quy hoạch sử dụng đất. Quan hệ giữa chúng là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và tồn diện, khơng có sự sai khác về quy hoạch theo không gian và thời gian ở cùng một khu vực cụ thể. Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác khác biệt rõ rệt về tư tưởng chỉ đạo và nội dung: một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ, một bên là sự định hướng chiến lược có tính tồn diện và toàn cục.
2.6.4. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp trên với đơn vị hành chính cấp dưới đơn vị hành chính cấp dưới
Quy hoạch sử dụng đất 4 cấp đơn vị hành chính: cả nước, tỉnh, huyện và xã hợp thành một hệ thống quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh. Tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp quy hoạch có nội dung và ý nghĩa khác nhau. Quy hoạch cấp trên là cơ sở và căn cứ định hướng để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp dưới, quy hoạch cấp dưới là phần kế tiếp và cụ thể hoá quy hoạch cấp trên và là nền tảng để bổ sung hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cấp trên.
Khi lập quy hoạch sử dụng đất phải thu thập nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích của các đơn vị hành chính trực thuộc, nhu cầu này do Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp gửi đến bằng văn bản. Chỉ tiêu phân bổ quỹ đất cho các đơn vị hành chính trực thuộc là chỉ tiêu định hướng, chỉ tiêu này được tính tốn lại trong q trình lập quy hoạch sử dụng đất (hoặc quy hoạch sử dụng đất chi tiết) của các đơn vị hành chính trực thuộc và trở thành chỉ tiêu pháp lệnh sau khi quy hoạch sử dụng đất (hoặc quy hoạch sử dụng đất chi tiết) được xét duyệt.
Quy hoạch sử dụng đất của mỗi cấp chỉ xác định và khoanh định trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất đối với phần diện tích phải chuyển mục đích sử dụng đất nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của cấp mình; diện tích quỹ đất phải thu hồi nhằm đảm bảo quỹ đất để thực hiện cơng trình, dự án thuộc thẩm quyền của cấp mình phê duyệt; phần diện tích phải chuyển mục đích sử dụng đất và diện tích phải
84 thu hồi đất nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của cấp dưới trực thuộc được xác định và khoanh định trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất (hoặc bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết) của đơn vị hành chính trực thuộc.
Trong quy hoạch sử dụng đất của mỗi cấp phải thể hiện phương án phân bổ quỹ đất đối với diện tích thuộc nhiệm vụ quy hoạch của cấp mình và phương án phân bổ quỹ đất đối với diện tích đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp trên.
Sơ đồ 1.1. Quan hệ hệ thống quy hoạch sử dụng đất