Lý luận phân vùng sử dụng đất đai và quy hoạch đất đai

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế quy hoạch sử dụng đất đai: Phần 1 - TS. Nguyễn Hữu Cường (Trang 87 - 97)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.7. Lý luận phân vùng sử dụng đất đai và quy hoạch đất đai

Từ khi von Thunen (1826) đưa ra ý tưởng của ông về vùng đô thị đồng tâm, các nhà địa lý học, kinh tế đô thị và qui hoạch đô thị đã cố gắng xây dựng các lý thuyết về cấu trúc đơ thị để giải thích và dự đốn hình thức các thành phố đã được hình thành và vận động phát triển. Tổng quan về các nỗ lực theo hướng đó có thể tìm thấy trong các cơng trình nghiên cứu của Hallett (1978), Hudson và Rhind (1980), Maclennan (1982), Kivell (1993), Balchin và các đồng tác giả (1995). Vì nhà ở chiếm phần lớn đất đai các khu đô thị, lý thuyết về cấu trúc đô thị chủ yếu là lý thuyết vị trí dân cư (residential location theory). Nói chung, các lý thuyết về vị trí dân cư hiện có rơi vào hai nhóm chính: cách tiếp cận thị trường và cách tiếp cận phi thị trường.

Cách tiếp cận thị trường được các nhà kinh tế đô thị theo đuổi, mặc dù nó có nguồn gốc từ những quan sát xã hội học của Trường phái Chicago vào những năm 1920 (Maclennan, 1982). Ba lý thuyết chính được dùng để giải thích vị trí nhà ở khu vực tư nhân là: 1) giảm thiểu chi phí đi lại; 2) lựa chọn chi phí đi lại/chi phí nhà ở và 3) chi phí nhà ở tối đa. Một tóm tắt chi tiết về những lý thuyết đó được đưa ra trong cơng trình của Balchin và các đồng tác giả (1995). Trong ba lý thuyết, lý thuyết thứ hai được cơng nhận rộng rãi hơn cả, và vì vậy, nó trở nên lý thuyết được phát triển mạnh nhất về vị trí dân cư. Lý thuyết này về cơ bản cho rằng, nếu có cơ hội,

QHSDĐ cả nước, QHSDĐ vùng kinh tế QHSDĐ cấp tỉnh QHSDĐ cấp huyện QHSDĐ cấp xã

85 một hộ gia đình cơ động hồn hảo sẽ dời đến một khu đất, nơi họ có thể được thoả mãn những yêu cầu về diện tích ở trong khi phải tốn các chi phí đi lại ở mức chấp nhận được; nghĩa là làm một sự lựa chọn mức tiếp cận/diện tích ở theo như cách được kiến nghị bởi Hurd (1903), Isard (1956), Alonso (1964), Muth (1969), Evans (1973), Romanos (1976) và Thrall (1987). Mặc dù đã có những ý kiến tỏ ra e ngại, ngay cả trong thời kỳ ban đầu của thuyết này (Firey, 1947), sự thành cơng của nó trong việc tái tạo những qui luật định hình của các thành phố phương Tây đã làm cho nó trở thành cơng cụ phân tích được ưa chuộng (Basset và Short, 1980). Hiện nay lý thuyết này là “khuôn mẫu chủ đạo của nghiên cứu kinh tế học đô thị” (Maclennan, 1982) và, gần đây, vào năm 1989, đã có một cố gắng mở rộng nó ra thành một lý thuyết qui chuẩn (Fujita, 1989).

Cách tiếp cận phi thị trường có một lịch sử dài hơn rất nhiều so với cách tiếp cận trước. Nó bắt nguồn từ những cơng trình của các triết gia kinh điển như Plato và Aristotle (Roll, 1990). Về căn bản, cách tiếp cận này phân tích sự phân bố dân cư và cấu trúc thành phố theo phương diện các nhóm xã hội cư ngụ tại các khu đơ thị, trong đó một số nhóm có ưu thế hơn hoặc thực hiện sự kiểm sốt đối với các nhóm khác. Trong hình thức hiện đại của nó, cách tiếp cận phi thị trường về nguyên tắc là do các nhà xã hội học, địa lý học và khoa học chính trị đại diện (Rex, 1968; Pahl, 1975; Harvey, 1973; Smith, 1987). Những điểm mạnh nhất của thuyết này tập trung phê phán các lý thuyết dựa trên cơ sở thị trường được đặc trưng bởi quan điểm phi lịch sử của chúng. Những người theo thuyết này chỉ ra rằng, thay vì kết quả của cạnh tranh thị trường, giá nhà đất và, suy rộng ra, cấu trúc vị trí dân cư bị ảnh hưởng mạnh mẽ, nếu như khơng nói là bị lũng đoạn, bởi tư bản sở hữu đất đai thông qua địa tô độc quyền (Harvey, 1973; Smith, 1987).

Nếu bất đồng giữa hai cách tiếp cận này chủ yếu đề cập tới những nền tảng lý thuyết, việc áp dụng chúng cũng đang vấp phải các thử thách không kém phần nghiêm trọng. Cả hai cách tiếp cận, thị trường và phi thị trường, đã chứng tỏ các bất tương hợp đáng kể khi áp dụng vào các hoàn cảnh thực tế.

Trong số những hiện tượng phổ biến mà cách tiếp cận thị trường khơng thể giải thích được, sự trưởng giả hố là một ví dụ nổi bật. Lý thuyết lựa chọn mức tiếp

86 cận/diện tích ở cho rằng người giàu ở các thành phố phương Tây có xu hướng tự nhiên thích sống trong những bất động sản lớn ở ngoại ô, nơi đất rẻ và môi trường tốt, bởi vì họ chịu được chi phí đi lại. Người nghèo sống trong trung tâm thành phố bởi vì họ khơng trả được các chi phí đi lại cao. Bất kể việc các suy luận này đã là một sự đơn giản hoá cao độ, lý thuyết này đã ít nhiều được chấp nhận cho đến những năm 1970 và 1980, khi người giàu di chuyển đến những khu bỏ hoang trong trung tâm thành phố, cải tạo chúng và ở lại đó, trong một hiện tượng lan rộng, sau này được gọi là sự trưởng giả hố (Hamnett và Williams, 1980). Khơng có một sự giải thích thoả đáng nào được đưa ra mà khơng đe doạ bị mâu thuẫn với chính các định đề căn bản của lý thuyết lựa chọn mức tiếp cận/diện tích ở.

Tương tự như vậy, những trường hợp ngày càng gia tăng của việc bỏ hoang các khu nhà ở với chất lượng cơng trình cịn khá tử tế và giá thuê phải chăng, có hàm nghĩa về sự phân tán của nơi làm việc và nơi ở - nói cách khác, thực tế hàng ngày trong các thành phố hiện đại ở phương Tây, cũng tỏ ra sai lệch so với lý thuyết lựa chọn mức tiếp cận/diện tích ở, một lý thuyết ln ln nhấn mạnh cách ứng xử thuần tính kinh tế, tối ưu và máy móc của người dân đô thị.

Đến lượt các nhà lý thuyết đô thị phi thị trường phải xử lý những mâu thuẫn đó, như lý thuyết khoảng chênh lệch địa tơ (rent gap theory) của Smith đối với sự trưởng giả hoá (Smith, 1987), và một loạt các lập luận hậu hiện đại về những thực tế đô thị mới (Harvey, 1991; Soja, 1996; Dear và Flusty, 1998). Mặc dù một số trào lưu lý thuyết đó ít nhiều thành cơng hơn trong việc đưa ra giải thích về các hiện tượng mới của đô thị, điểm then chốt của cách tiếp cận phi thị trường về địa tô độc quyền thực tế chưa bao giờ được các số liệu khảo sát hỗ trợ hoàn toàn (Kivell, 1993). Bị cuốn hút bởi vai trò của tư bản, những người ủng hộ cách tiếp cận này thường có xu hướng bỏ qua một số nguyên cớ mạnh mẽ đối với việc phân bố dân cư, như chu kỳ sống, ý thích và thị hiếu.

Một lý thuyết thoả đáng về vị trí dân cư và cấu trúc đơ thị, do vậy, vẫn cịn là một cái gì khó nắm bắt, và, như Dear và Flusty (1998) nhận xét, là một “mặt hàng khan hiếm”. Có một nghịch lý dường như được chấp thuận rộng rãi là, bất chấp tất cả những vấn đề của chúng, các lý thuyết cũ hơn và đơn giản hơn về vị trí dân cư,

87 cuối cùng lại có thể tồn tại một cách khả quan hơn (Balchin và các đồng tác giả, 1995). Đó cũng là sự cơng nhận rõ ràng những hạn chế của các lý thuyết hiện nay. Một số lý do có thể được đưa ra như sau.

Đối với cách tiếp cận thị trường, có thể trở ngại lớn nhất ngăn cản nó đạt được, khơng chỉ một sự mơ tả sát thực, mà cịn là một sự giải thích thoả đáng về vị trí dân cư, là sự dựa quá mức vào các biến số vật lý có thể định lượng được, mà ý nghĩa của chúng có thể trải qua nhiều biến động căn bản trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Vai trò của trung tâm thành phố và khoảng cách tới nó là một ví dụ rõ ràng nhất. Hiện nay, một sự thật hiển nhiên là, trung tâm của một thành phố đơn cực, nếu có tồn tại, khơng cịn giữ vai trị áp đảo của nó như là nơi tập trung duy nhất của việc làm, và khoảng cách tới nó cũng khơng cịn là một hạn chế quyết định. ở nhiều nước phương Tây, một số khu bn bán cũ có thể bị biến từ những trung tâm thương mại sầm uất thành những khối nhà hoang phế, nếu những nhà phát triển siêu thị ngoài thành phố làm được theo ý họ. Với xu thế phân tán mới, sự phát triển các khu cơng nghiệp và văn phịng (đặc biệt loại cơng nghệ cao) khơng cịn lệ thuộc vào khoảng cách - tới thị trường hoặc tới các nguồn cung cấp nguyên liệu - để tồn tại, do hệ quả của các phương tiện hiện đại trong giao thông công cộng, viễn thơng, mạng máy tính và vận chuyển hàng khơng.

Cách tiếp cận phi thị trường không phải chịu sự lạc hậu hiển nhiên như vậy, chủ yếu là vì nó dựa trên cơ sở, hoặc của mối quan hệ con người, hoặc các khái niệm tương đối ổn định, như các cơ quan nhà nước và cơ quan qui hoạch. ý tưởng chủ đạo của nó, như địa tơ độc quyền và sự vận hành của các tổ chức, tuy hấp dẫn nhưng khó chứng minh và định lượng hố trên thực tế. Với sự cơng nhận là các mơ hình tân cổ điển đã đạt được một số kết quả quan trọng trong việc tái tạo các cấu trúc vị trí dân cư, những người theo thuyết này kêu gọi hình thành một lý thuyết tổng hợp bao hàm cả các phương diện giá trị sử dụng và giá trị trao đổi trong các nghiên cứu về vị trí dân cư. Nhưng cho đến nay, chưa có tiến bộ đáng kể nào theo hướng đó được ghi nhận (Kivell, 1993).

Cần nhớ rằng, hầu hết các lý thuyết hiện nay về vị trí dân cư là kết quả trực tiếp của việc quan sát các thành phố phương Tây, đặc biệt ở Hoa kỳ, trong một thời

88 gian lịch sử nhất định (nửa đầu thế kỷ 20). Có những cố gắng tạo ra các lý thuyết chuyên biệt về cấu trúc thành phố trong nhiều vùng địa lý khác nhau như Đông á (Rimmer, 1991; Sit và Yang, 1997), Đông Nam á (Mc Gee, 1991), Đông Âu trước đây (French và Hamilton, 1979; Szeleny, 1983) v.v. . , nhưng những nỗ lực đó hiện đang bị thách thức bởi quá trình tồn cầu hố hầu như là bất khả kháng. Theo ý tưởng về sự phân cấp đơ thị tồn cầu (Hall, 1966; Friedman, 1995; Sassen, 1995), cấu trúc của một thành phố phụ thuộc vào vị trí của nó trong mạng lưới đơ thị tồn cầu. Mặt khác, lượng tư bản khổng lồ tự do trơi nổi vịng quanh thế giới có thể làm thay đổi bất kỳ thành phố nào hầu như chỉ qua đêm, và các thành phố trên tuyến đi của nó có thể trở nên giống nhau hơn so với các thành phố khác trong cùng một nước hoặc vùng (một hiện tượng tương tự đã được ghi nhận trước đây rất lâu, trong thời kỳ phát triển cao độ của chủ nghĩa thực dân, xem Clark, 1996). Bởi vậy, sự phân cách truyền thống giữa tính chất của các thành phố các nước phát triển và các nước đang phát triển có thể khơng thấy được rõ ràng như trong quá khứ. Do vậy, khơng có gì lấy làm ngạc nhiên khi xuất hiện những khó khăn trầm trọng trong việc cố áp dụng những lý thuyết hiện có, phần lớn được dựa trên cơ sở những số liệu lịch sử, cho những trung tâm đô thị đang được chi phối bởi các q trình hồn tồn mới và khác.

Từ đó, nhu cầu về một lý thuyết mới có thể thấy là hiển nhiên. Để tìm cách vượt qua những khó khăn cố hữu nhắc ở trên, bài viết này cố gắng giải quyết sự khác biệt giữa các cách tiếp cận thị trường và phi thị trường, bằng cách đưa ra một hệ thống lập luận linh hoạt hơn. Nó dựa trên các cơ sở xã hội của việc phân bố vị trí dân cư, được coi là có khả năng đưa ra cách giải thích phù hợp hơn, trong khi tiếp nhận các phương pháp và kỹ thuật định lượng hố dùng để mơ tả cấu trúc của vị trí dân cư đơ thị.

Nên biết rằng mặc dù trường hợp điển hình nói về Hà nội, vì lý do có số liệu phù hợp, các ý kiến đưa ra không hề bị hạn chế trong khuôn khổ thành phố của các nước đang phát triển.

Một cái nhìn mới về động học (dynamics) của các khu dân cư đơ thị

89 dẫn đến các quyết định trong vị trí dân cư là rất khác so với những giả thiết của mơ hình lựa chọn mức tiếp cận/diện tích ở. Một số lý do đó là mới, nhưng hầu hết các lý do khác chỉ đơn giản là bị bỏ qua bởi vì chúng khơng phù hợp với các giả thiết hạn hẹp của các mơ hình lựa chọn mức tiếp cận/diện tích ở.

Thứ nhất, trong quá trình tạo ra quyết định của hộ gia đình liên quan tới vị trí

dân cư, một vai trị quan trọng được gắn với vị thế xã hội (Maclennan, 1982), đặc biệt trong các xã hội với cấu trúc phân tầng rõ ràng. Có thể lập luận rằng phân tầng xã hội bắt nguồn từ bất kỳ hình thức nào của sự khác biệt (quyền lực, tài sản, kiến thức, văn hố v.v . . . ) và có thể có nhiều hình thức thể hiện khác nhau, trong số đó ngơi nhà và vị trí của nó thường chiếm vị trí quan trọng nhất. (Lawrence, 1987; Cooper, 1972).

Thứ hai, khoảng cách vật lý ngày càng trở nên ít quan trọng hơn, với sự phân

tán của các trung tâm việc làm và khả năng di động gia tăng. Cuộc cách mạng thông tin của những thập kỷ qua, với mạng lưới máy tính và mạng Internet, đang làm suy giảm sự thống trị của khoảng cách vật lý (Harvey, 1991; Dear và Flusty, 1998).

Thứ ba, nhu cầu về khơng gian ở có thể được điều chỉnh trong một dải tần

rộng (Rapoport, 1977), và trong nhiều trường hợp, đặc biệt trong các xã hội mang nhiều tính truyền thống của các nước đang phát triển, nó thường bị hy sinh cho các nhu cầu khác, như ý muốn được sống trong một gia đình đa thế hệ, hoặc cho những hình thức tiêu thụ khác nhau (thường có tính phơ trương), bao gồm những nhu cầu về văn hoá và truyền thống.

Thứ tư, sự nhận thức được ảnh hưởng bởi lịch sử và văn hoá về tầm quan

trọng của địa điểm (Bachelard, 1958; Tuan, 1979) giữ một vai trò chủ đạo trong quá trình tạo ra quyết định nơi cư trú. Lịng tin rằng, một địa điểm bao gồm nhiều thứ hơn là các đặc tính vật lý nhìn thấy được, đã được cơng nhận rộng rãi và bắt nguồn từ những thực tiễn xa xưa khi con người tìm kiếm các vị trí phù hợp để định cư, trong đó các nghi lễ và tục lệ có liên quan đến nhận thức vũ trụ, tôn giáo cũng như mối quan tâm về sức khoẻ được hoà nhập thành các qui tắc được coi là “luật thần thánh”.

90 đang phát triển, những yếu tố và tình cảm này khơng thể đơn giản bỏ qua được trong việc giải thích cách ứng xử khi chọn vị trí định cư. Mặt khác, trong các nước phát triển, những khuynh hướng gần đây trong phong cách sống ở đô thị đã xuất hiện, với những nội dung mang tính tâm linh và mơi trường mạnh mẽ (Lawrence, 1998), đã bắt đầu thách thức tính duy lý thuần tuý kinh tế mà lý thuyết vị trí dân cư đương thời lấy đó làm cơ sở.

Mối liên hệ Vị thế nơi ở/Chất lượng nhà ở

Khi tính đến các trào lưu đang hình thành hướng tới một cái nhìn phong phú hơn về cuộc sống đô thị, động học của sự thay đổi trong các khu dân cư của các thành phố có thể được quan niệm như bao gồm một sự chuyển dịch đồng thời dọc theo hai chiều, một chiều chứa đựng những biến động lịch sử, trong khi chiều kia thể hiện đặc tính tương đối bền vững của mơi trường vật chất. Đó là vị thế nơi ở và chất lượng nhà ở.

Vị thế nơi ở là một hình thức đo sự mong muốn về mặt xã hội gắn với nhà ở tại một địa điểm xác định. Nó có thể đại diện cho của cải, văn hố, tơn giáo, chất lượng môi trường v.v., phụ thuộc vào hệ thống giá trị hiện thời của một xã hội nhất

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế quy hoạch sử dụng đất đai: Phần 1 - TS. Nguyễn Hữu Cường (Trang 87 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)