Quan trọng của các tiêu chí đánh giá NLCT của ngành

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP chuy n giao công nghệ vinastar (Trang 41 - 50)

Các tiêu chí Độ quan trọng Các tiêu chí Độ quan trọng NLCT nguồn NLCT marketing 1. Nguồn vốn 0,1 1. Chất lượng sản phẩm 0,1 2. Năng lực quản trị 0,05 2. Giá bán sản phẩm 0,1 3. Nguồn nhân lực 0,09 3. Hoạt động bán, xúc tiến 0,05 4. Kỹ thuật- công nghệ 0,08 4. Dịch vụ khách hàng 0.07 5. Nhà cung ứng 0,07 5. Hệ thống thông tin marketing 0,04 6. Năng lực R&D 0,04 6. Năng lực phân phối 0,08 7. Thị phần 0,08 7. Uy tín, thương hiệu 0,05

Tổng 1,0

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra)

Nguồn vốn: Theo bảng độ quan trọng thì tiêu chí này đạt 0,1 điểm đạt mức điểm cao so với các tiêu chí khác, mức điểm rất quan trọng. Đối với các công ty kinh doanh thương mại về các sản phẩm máy tính thì nguồn vốn là rất quan trọng, vi nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh sản phẩm này là rất lớn. Do đó, nguồn lực tài chính là yếu tố đặc biiejt quan trọng góp phần nâng cao NLCT cho các cơng ty trong ngành.

Năng lực quản trị: THể hiện thông qua các chiến lược, điều hành tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Theo khảo sát thì tiêu chí này đạt 0,05 điểm, mức điểm trung bình. Năng lực nhà quản trị tốt giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn và góp phần trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty trong ngành.

Nguồn nhân lực: Theo khảo sát, nguồn nhân lực được đánh giá điểm khá cao 0,09 một mức điểm chứng tỏ độ quan trọng của nhân lực. Trong mọi hoạt động kinh doanh của bất kì cơng ty thì nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực có chất lượng tốt tạo được lợi thế cạnh tranh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Kỹ thuật-công nghệ: Đối với một công ty kinh doanh thương mại điện tử với những mặt hàng tính năng cơng nghệ cao thì thì trình độ cơng nghệ kỹ thuật cũng quan trọng. Sản phẩm tiên tiến công nghệ cao thì cơng nghệ của doanh nghiệp cần tương xứng thì mới có thể kinh doanh thành cơng được. Tiêu chí này được đánh giá 0,08

điểm. Cơng ty có cơng nghệ vượt trội sẽ tạo được những sản phẩm chất lượng tốt góp phần nâng cao NLCT cho doanh nghiệp.

Nhà cung ứng: Theo phiếu điều tra tiêu chí này được đánh giá ở mức trung bình khá và đạt mức điểm 0,07. Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mặt hàng máy tính thì có rất nhiều nhà cung cấp cho các doanh nghệp lựa chọn và việc tìm kiếm nguồn hàng khơng phải là vấn đề gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên tìm được nhà cung cấp phù hợp và uy tín sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá cả và các chi phí phù hợp nhất góp phần nâng cao NLCT cho doanh nghiệp.

Năng lực R&D: Đối với các doanh nghiệp trong ngành phân phối, kinh doanh máy tính thì hầu hết các sản phẩm đều lấy từ các nhà sản suất, cung cấp lớn chứ họ không phải đầu tư cho việc sáng tạo, tạo ra các hãng máy tính đó. Vì vậy, tiêu chí này theo khảo sát được 004 điểm múc điểm trung bình thấp. Tuy nhiên, nếu một doanh nghiệp có năng lực R&D tốt hơn so với đối thủ thì họ hiểu biết, nghiên cứu sản phẩm, cải tiến sản phẩm mới tốt hơn thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó sẽ tốt hơn những odanh nghiệp khác.

Thị phần: Doanh nghiệp có thị phần càng lớn thì chứng tỏ được khả năng bao phủ và sự phát triển của doanh nghiệp đó rất lớn. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường ngoài mục tiêu doanh số, lợi nhuận thi thị phần cũng là một mục tiêu được quan tâm hàng đầu, đặc biệt với ngành kinh doanh máy tính đã và đang rất phát triển hiện nay. Theo khảo sát điều tra thì mức độ quan trọng của tiêu chí này đạt mức điểm 0,08.

Chất lượng sản phẩm: Theo khảo sát điều tra, tiêu chí này là một trong 3 tiêu chí quan trọng và có mức điểm cao 0,1. Tiêu chí đánh giá một sản phẩm đầu tiên chính là chất lượng của nó, cơng ty có sản phẩm được đánh giá chất lượng tốt không chỉ thu hút khách hàng mua hàng, tạo niềm tin cho người mua mà cịn tạo hình ảnh, uy tín cho cơng ty trên thị trường. Nếu sản phẩm máy tính của cơng ty có độ bền cao, thiết kế dệp, cơng nghệ hiện đại, tiện ích thì cơng ty sẽ được đánh giá cao trong ngành. Do đó, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc nâng cao NLCT cho doanh nghiệp.

Giá cả sản phẩm: Là yếu tố quan trọng quyết định tới khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp nên được đánh giá 0,1 điểm, rất quan trọng. Giá là công cụ cạnh

tranh hữu hiệu, doanh nghiệp nào có mức giá thấp hơn so với đối thủ thì doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh về giá giúp nâng cao NLCT.

Hoạt động bán, xúc tiến: Theo kết quả điều tra, tiêu chí này có mức điểm trung bình là 0,05. Hiện nay, với những cơng ty đã có uy tín và chiếm được thị phần lớn trên thị trường thì việc xúc tiến, bán hàng khơng nhất thiết quan trọng vì lúc đó sản phẩm của cơng ty đã được bao phủ và được khách hàng tin dùng. Tuy nhiên, với những công ty mà xúc tiến bán hàng tốt vẫn sẽ góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và nâng cao NLCT cho công ty, cần xây dựng và phân bổ chi phí cho hoạt động này một cách hợp lý.

Dịch vụ khách hàng: Chất lượng luôn đi kèm với dịch vụ, sản phẩm có chất lượng tốt đồng nghĩa với các dịch vụ đi kèm cũng thoả mãn được khách hàng. Theo điều tra, tiêu chí này được đánh giá là khá quan trọng và đạt 0,07 điểm.

Hệ thống thơng tin marketing: Thơng tin được thu thập càng chính xác, kịp thời thì việc ra các quyết định càng đúng đắn và phù hợp, thị trường máy tính đã phát triển ở nước ta khá lâu nhưng chưa hề có dấu hiệu giảm sút. Doanh nghiệp nào cập nhập thông tin khách hàng, sản phẩm mới nhanh hơn, tốt hơn thì doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh hơn. Theo kết quả khảo sát, tiêu chí này được đánh giá độ quan trọng trung bình với 0,04 điểm.

Năng lực phân phối: Các sản phẩm máy tính của các cơng ty trong ngành thường cung cấp cho thị trường cả nước đặc biệt các trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Mạng lưới phân phối hiệu quả và rộng khắp sẽ giúp tiết kiệm chi phí, sản phẩm có thể bao phủ thị trường và đến tay khách khàng thuận tiện góp phần nần cao hả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đánh giá độ quan trọng của tiêu chí này được đánh giá là quan trọng với 0,08 điểm.

Uy tín, thương hiệu: Theo khảo sát điều tra, tiêu chí này được đánh giá ở mức 0,05 điểm. Doanh nghiệp có uy tín thương hiệu sẽ tạo sự tin cậy khi mua sản phẩm của người tiêu dùng, tăng được khả năng cạnh tranh.

2.4. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH2.4.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đối 2.4.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đối

Bảng 2.8: Đánh giá tổng hơp NLCT của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar đối sánh với các đối thủ cạnh tranh chính trong ngành

Các tiêu chí đánh giá NLCT Độ quan trọng Điểm xếp loại CTCP chuyển giao cơng nghệ Vinastar cơng ty TNHH thương mại và cơng nghệ An Nam Cơng ty văn phịng phẩm và máy tính Tân Lộ I. NLCT nguồn Xếp loại Tổng điểm Xếp loại Tổng điểm Xếp loại Tổng điểm 1. Nguồn vốn 0,1 1 0,1 3 0,3 2 0,2 2. Năng lực quản trị 0,05 2 0,1 3 0,15 2 0,1 3. Trình độ kỹ thuật- công nghệ 0,08 3 0,24 2 0,16 3 0,24 4. Chất lượng nhân lực 0,09 3 0,27 2 0,18 3 0,27 5. Các hoạt động R&D 0,04 2 0,08 3 0,12 3 0,12 6. Nhà cung cấp 0,07 3 0,21 3 0,21 2 0,14 7. Thị phần 0,08 2 0,16 3 0,24 2 0,16

II. NLCT thi trường

1. Chất lượng sản phẩm 0,1 4 0,4 3 0,3 3 0,3 2. Uy tín, thương hiệu 0,05 3 0,15 2 0,1 2 0,1

3. Giá bán sản phẩm 0,1 2 0,2 3 0,3 4 0,4

4. Mạng lưới phân phối 0,08 3 0,24 3 0,24 2 0,16 5. Quảng cáo, xúc tiến

bán 0,05 1 0,05 4 0,2 3 0,15 6. Hệ thống thông tin marketing 0,04 2 0,08 3 0,12 3 0,12 7. Dịch vụ sau bán 0,07 3 0,21 4 0,28 3 0,21 Tổng 1,0 2,49 2,9 2,67 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

điểm 4). Bên cạnh điểm mạnh về nhân lực hay sản phẩm thì Vinastar vẫn cịn yếu kém về nguồn vốn, quảng cáo và xúc tiến, thị phần… với điểm xếp loại thấp kéo theo tổng điểm các nhân tố của cơng ty cịn thấp.

2.4.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh tương đối

Qua bảng 2.8 ta thấy:

Năng lực cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp DSCTSS=DSCTDN/DSCTDS

• Năng lực cạnh tranh tương đối của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar so với công ty TNHH thương mại và công nghệ An Nam là:

DSCTSS1=DVinastar/DAn Nam=2.49/2.9=0.86

• Năng lực cạnh tranh tương đối của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar so với Cơng ty văn phịng phẩm và máy tính Tân Lộ là:

DSCTSS2=DVinastar/DTân Lộ=2.49/2.67=0.93

Chỉ số sức cạnh tranh tương đối của Vinastar cịn thấp, NLCT của cơng ty so với đối thủ cạnh tranh hiện tại chưa cao và thấp nhất trong ba công ty. Các đối thủ cạnh tranh có điểm xếp loại của các tiêu chí ở mức trung bình trở nên chứ khơng có mức yếu ở một số tiêu chí như Vinastar.

2.5. CÁC KẾT LUẬN VỀ THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNHTRANH TẠI CTCP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VINASTAR TRANH TẠI CTCP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VINASTAR

2.5.1. Những kết quả đạt được

Trong suốt 9 năm hoạt động Vinastar đã xây dựng được niềm tin, hình ảnh trong lòng khách hàng nơi cung cấp các sản phẩm máy tính chất lượng cao. Các khách hàng cơng ty đều hồn tồn tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và khơng có lời phàn nàn nào từ phía khách hàng về sản phẩm lỗi. Doanh thu và lợi nhuận công ty hằng năm vẫn tăng trưởng ổn định chứng tỏ công ty hoạt động khá tốt trên thị trường. Cơ cấu vốn và nguồn vốn của Vinastar tăng đần và đang có xu hướng giảm tỷ lệ vốn vay, củng cố và xây dựng nguồn lực tài chính, Vinastar khai thác và sử dụng nguồn vốn khá hiệu quả và hợp lý

Nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng tốt hơn, trình độ lao động phổ thơng giảm nhanh chóng. Sự năng nổ, nhiệt tình của đội ngũ nhân viên được khách hàng đánh giá khá cao và hài lòng. Đây là điểm mạng, là lợi thế giúp Vinastar nâng cao khả năng cạnh tranh cho mình.

Phong cách lãnh đạo dân chủ, nhân viên thỏa mái trong môi trường làm việc an toàn, đặc biệt rất phù hợp với lực lượng laođộng trẻ. Điều này tạo hiệu quả làm việc cao và tạo sự gắn bó của nhân viên với cơng ty.Tình trạng thiếu nhân hầu như khơng xaaryra tại cơng ty.

Vinastar ln đa dạng hóa hình thức hoạt động bên cạnh việc nhập khẩu một số mặt hàng trực tiếp từ nước ngồi, cơng ty mua lại hàng hóa của các nhà phân phối lớn trong nước rồi bán lại cho khách hàng của mình.

2.5.2. Những tồn tại chưa giải quyết

Cơng tác bán hàng, quảng cáo, xúc tiến bán hàng của cơng ty đã có nhưng chưa được đầu tư và khơng có hiệu quả.Các hoạt động quảng cáo mới chỉ dừng lại ở việc quảng cáo trên trang web cơng ty, facebook mà chưa có hội chợ triển lãm.

Hệ thống thơng tin marketing của công ty kém hiệu quả, chua được đầu tư nguồn lực. Thơng tin cho việc ra quyết định mang tính một chiều nặng tư tưởng của nhà quản trị. Nhiều quyết định được đưa ra không phục vụ bám sát thực tiễn thị trường không mang lại hiệu quả kinh doanh.

Giá bán sản phẩm vẫn còn ở mức cao so với các đối thủ nên khả năng hấp dẫn khách hàng về giá chưa cao.Chính sách giá cơng ty cịn cứng nhắc chưa linh hoạt với nhiều đối tượng khách hàng.

Tiềm lực tài chính cơng ty Vinastar cịn hạn chế gây khó khăn trong nhiều hợp đồng đặc biệt là hợp đồng nằm trong gói thầu cung cấp hệ thống máy tính cho các cơng ty lớn, do tài chính hạn chế nên khách hàng thường xuyên yêu cầu công ty phải được bảo lãnh bởi các ngân hàng thương mại.

Lao động trẻ chiếm tỷ trọng lớn nên thiếu kinh nghiệm, ứng xử giao tiếp trong kinh doanh, khơng có sự nhẫn lại nên có thể làm mất một số khách hàng của công ty.

2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Áp lực cạnh tranh: do các cơng ty trong ngành phân phối máy tính tạo ra là khơng hề nhỏ. Đặc biệt với hai đối thủ cạnh tranh trực diện là An Nam và Tân Lộ có những lợi thế về vốn và đặc biệt lag giá cả.

Hạn chế về vốn: Việc huy động vốn vay không phải là dễ dàng, nguồn vốn trong công ty chủ yếu là vốn vay luôn tiền ẩn nững rủi ro về khả năng thanh toasnnowj trong tương lai vì nguồn vốn phụ thuộc vào những biến động của nền kinh tế. Do hajnchees

về vốn nên Vinastar chưa thực hiện mở rộng được quy mơ, ít đầu tư các hoạt động R&Dhay quảng cáo.

Hoạt động marketing đạt hiệu quả chưa cao do kế hoạch kinh doanh chưa rõ ràng, nhiều thơng tin mang tính thứ cấp và dựa vào các số liệu cũ.

Do đặc điểm sản phẩm là mặt hàng hiện đại, có cơng nghệ cao địi hỏi lao động trẻ, có tay nghề, ham học hỏi chính vì vậy Vinastar ít lao động có cả chuyên môn lẫn kinh nghiệm.

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CTCP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VINASTAR

3.1. CÁC DỰ BÁO THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐỊNHHƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CTCP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CTCP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VINASTAR

3.1.1. Dự báo tình hình trong thời gian tới

Cơ hội: Trong những năm gần đây nước ta luôn giữ được tốc độ tăng trưởng hiệu

quả và bền vững, quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng, khoa học cơng nghệ càng càng hiện đại; trình độ dân trí và chiến lược nguồn nhân lược được nâng cao. Hà Nội là trung tâm văn hóa, xã hội, chính trị của cả nước tập trung rất nhiều cơ quan đoàn thể, nhiều cơng ty cả trong và ngồi nước đặt văn phòng đại diện ở đây, nhiều các trường đại học lớn tập trung ở nơi này. Yếu tố này tạo ra một thị trường đầy tiềm năng cho ngành kinh doanh máy tính ở nước ta.

Cũng như các doanh nghiệp khác hiện nay, công ty Vinastar đang được kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế do vậy cơ hội kinh doanh trên thị trường rất to lớn.cơ hội trong việc tìm kiếm nhiều nhà cung ứng, nguồn nhân lực cao … cơng ty có thể tận dụng các cơ hội này để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với đối thủ trên thị trường.

Lực lượng lao động trong công ty đa phần là rất trẻ có trình độ chun mơn cao, năng động và ham học hỏi đây là cơ hội lớn cho công ty phát triển các hoạt động kinh doanh sản sẩm máy tính nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cơng ty.

Chính phủ có các biện pháp hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, chính sách này có lợi cho tất cả các doanh nghiệp trong đó có Vinastar phát triển kinh doanh của mình.

Thách thức: Trong thời kỳ đổi mới đặc biệt là với việc gia nhập WTO, môi

trường cạnh tranh của các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Thị trường máy tính và máy văn phịng ngày càng gay gắt.Hiện nay, các sản phẩm này đang tràn ngập trên thị trường với mẫu mã, chất lượng và giá cả đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Do đó, để tồn tại và mở rộng thị phần là một thách thức lớn địi hỏi Vinastar phải khơng ngừng nỗ lực nâng cao năng lực canh tranh của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP chuy n giao công nghệ vinastar (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)