6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm thẻ tích điểm(loyalty card)của
Dựa vào khảo sát thực trạng diễn ra, phân tích mơ hình xây dựng, các kết luận liên quan và lý thuyết đã học, một số giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm thẻ tích điểm bao gồm:
Thứ nhất: nâng cao hơn nữa trình độ nguồn nhân lực: nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống cịn của doanh nghiệp. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh trước hết cần nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Theo đó, cơng ty cần xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực một cách khoa học, hợp lý, đúng đối tượng và gắn với mục tiêu.
Thứ hai: sự đột phá về giá: giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng. Hiệu quả kinh doanh của công ty là yếu tố quan trọng để thắng lợi trong cạnh tranh. Do đó, cơng ty cần tạo ra sự đột phá về giá cả sao cho sản phẩm bán ra vừa thu hút được khách hàng, khả năng cạnh tranh cao mà lợi nhuận không bị giảm sút.
Thứ ba: giải bài tốn chi phí: MK Smart là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất thẻ thông minh, luôn dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ. Tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Với sản lượng tiêu thụ khả quan như vậy, các nhà quản lý của MK Smart cần nghiên cứu đưa ra phương pháp giúp tối thiểu hóa chi phí trong sản xuất và tiêu thụ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm như: xây dựng chiến lược hợp lý, tận dụng tối đa nguồn nhân lực, huy động sự sáng tạo, tối thiểu hóa chi phí đầu vào,đánh giá lại mục tiêu, vị trí, nhu cầu, chiến lược của doanh nghiệp để hoạch định ngân sách và lựa chọn hình thức marketing thích hợp.…
Thứ tư: tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường: hiện nay chúng ta đang trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cho nên sự cạnh tranh khơng chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia, tiến tới chúng ta cịn tham gia vào thương mạ hóa khu vực. Do đó, để tồn tại và phát triển, MK Smart phải không ngừng tăng cường đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường cả trong và ngoài nước. Trước hết phải giữ vững thị trường ngồi nước, sau đó hướng tới thị trường nội địa, tạo ra mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, tạo sự ổn định trong khâu sản xuất với mỗi thị trường. Cơng ty cần đưa ra các chính sách giá cả, phân phối sao cho phù hợp dể thức đẩy tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ năm: Hồn thiện chính sách sản phẩm: Trong điều kiện nhu cầu thị trường rất đa dạng và thường xuyên biến động, tiến bộ khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp phải được coi là cơ cấu động, nghĩa là hải lien tục hoàn thiện và đổi mới. Đây la một trong những điều kiện đảm bảo doanh ghiệp thích ứng với mơi trường kinh doanh để tồn tại và phát triển.
Thứ sáu: nâng cao chất lượng sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng cạnh tranh, giá cả của sản phẩm và tốc độ tiêu thụ của các doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu định tính, nên nó phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Để duy trì và đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, công ty phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.