5. Kết cấu khóa luận
2.1. Khái quát về chi nhánh BIDV Thăng Long
2.1.4. Kết quả kinh doanh
Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn BIDV Thăng Long giai đoạn 2015-2017
(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 3Q/2018 Tổng VHĐ 9408 12515 14743 13550 Theo kỳ hạn KKH 2080 2966 3369 2865 Dưới 12 tháng 5212 7085 8561 8012 Từ 12 tháng trở lên 2116 2464 2813 2673
Theo đối tượng KH
KH cá nhân 4881 6441 7400 6610
KH tổ chức 3869 4959 6412 5925
ĐCTC 658 1115 931 1015
Theo loại tiền
-VNĐ 9043 12058 14010 11843
-Ngoại tệ, vàng quy đổi 365 457 733 707
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2015-2017)
Bảng 2.3 cho thấy NVHĐ của BIDV Thăng Long trong giai đoạn 2015-2017 có sự tăng trưởng khá ổn định. Cụ thể năm 2015 tổng NVHĐ đạt 9408 đến năm 2017 tăng lên 14743 tăng trưởng 56,7%.
Với sự chỉ đạo từ BIDV 3 năm liên tiếp nhận danh hiệu “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”, chi nhánh BIDV Thăng Long ln duy trì nguồn vốn từ dân cư lớn trên 50% tổng NVHĐ. HĐV ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn (77%-81%), VHĐ bằng VND chiếm chủ yếu tổng nguồn vốn trong khoảng 95-97%
Hoạt động tín dụng
Song song với cơng tác huy động vốn, việc đầu tư tín dụng vẫn là cơng tác mũi nhọn của chi nhánh. Trong những năm gần đây sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt cùng với sự bất ổn, khó khăn của nền kinh tế đã tác động mạnh đến cơng tác tín dụng tại Chi nhánh BIDV Thăng Long
Bảng 2.2: Số liệu dư nợ chi nhánh giai đoạn 2015-2017 (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Dư nợ 4418 5892 6222 Dư nợ tín dụng bình qn 3071 5345 5847 Nợ quá hạn 0% 0,021% 0,02% Nợ xấu 0,214% 0,113% 0,11%
(Nguồn: BCKQKD BIDV Thăng Long)
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2015-2017
Tốc độ tăng trưởng dư nợ
Năm 2016/2015 Năm 2017/2016
Số tiền (tỷ đồng) TL (%) Số tiền (tỷ đồng) TL(%)
1474 33,36 330 5,6
(Nguồn: BCKQKD BIDV Thăng Long)
Qua bảng số liệu dư nợ giai đoạn 2015-2017 của BIDV Thăng Long, ta có thể thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh có sự tăng trưởng về mặt quy mơ, đồng thời chất lượng các khoản nợ cũng được cải thiện. Tình hình dư nợ qua các năm của BIDV Thăng Long cũng khá tốt. Dư nợ của chi nhánh liên tục có sự tăng trưởng qua các năm, từ mức dư nợ 4418 tỷ đồng năm 2015 lên tới mức 6222 tỷ đồng năm 2017, tương ứng mức tăng 1804 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 41%. Tuy nhiên năm 2017 tốc độ tăng trưởng bị chững lại, nếu năm 2016 dư nợ của chi nhánh tăng 33,36% so với 2015 thì đến 2017 dư nơ chỉ tăng 5,6% so với năm 2016.
Sự tăng trưởng trong dư nợ là do năm 2015-2017, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi sau khó khăn, theo chỉ đạo của Chính phủ, doanh nghiệp được các Tổ chức tín dụng hỗ trợ thơng qua các gói cho vay hỗ trợ, lãi suất ưu đãi và các biên pháp ứng cứu kịp thời. Theo đó dư nợ của BIDV được cải thiện đáng kể.
Song song với việc phát triển dư nợ, công tác quản trị của Chi nhánh cũng được thực hiện rất triệt để thông qua việc Ban giám đốc đã chỉ đạo rất quyết liệt công tác thu hồi nợ, kiểm sốt chặt hoạt động tín dụng, thực hiện sang lọc KH, tiến
tới giảm dần dư nợ với những khách hàng có tình hình tài chính khơng tốt, tiếp tục duy trì mở rộng mối quan hệ với khách hàng có uy tín năng lực cao, qua đó giúp dư nợ xấu và nợ nhóm 2 của Chi nhánh liên lục giảm dần qua các năm. Đặc biệt đến năm 2017, dư nợ nhóm 2 cịn ở mức 0.02% tổng dư nợ và nợ xấu ở mức 0.11% tổng dư nợ của Chi nhánh.
Hoạt động dịch vụ
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động BIDV Thăng Long giai đoạn 2015-2017
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Thu dịch vụ ròng 50,2 63,4 73,4
Thu kinh doanh ngoại tệ và phái sinh 4,8 7,9 13,3
Thu phí bảo hiểm 2,5 3,1 2,8
Tổng 57,5 74,4 89,5
(Nguồn: Số liệu phịng Kế hoạch Tài chính)
Trong thời gian qua, thực hiện mục tiêu của BIDV là xây dựng 1 Ngân hàng năng động, hiện đại, đa dịch vụ, BIDV Thăng Long đã luôn chú trọng tăng cường chất lượng dịch vụ, đặt ra các bộ quy tắc ứng xử, bộ tiêu chuẩn về phong cách và không gian giao dịch, qua đó ngày càng cải thiện hơn về cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Do đó thu nhập các mặt dịch vụ khác của chi nhánh cũng ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể trong vòng 3 năm từ 2015-2017, tổng thu các mặt hoạt động dịch vụ của BIDV Thăng Long đã tăng trưởng tới 56% từ 57,5 tỷ đồng năm 2015 lên 89,5 tỷ đồng năm 2017. Trong đó thu dịch vụ rịng tăng trưởng 46%, thu kinh doanh ngoại tệ và phái sinh tăng trưởng 177%, thu phí bảo hiểm tăng trưởng 12%. Điều này cũng phù hợp với định hướng hoạt động của BIDV theo hướng tăng trưởng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu của Ngân hàng.
Hiệu quả kinh doanh
Năm 2015 – 2017 là giai đoạn khá khó khăn với hệ thống ngân hàng nói chung cũng như BIDV nói riêng, bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới gặp
nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp và ngân hàng phải tái cơ cấu, sát nhập phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Cùng với đó là sự sự cạnh tranh diễn ra ngày các khốc liệt giữa các Ngân hàng. BIDV Thăng Long đứng trước thách thức vô cùng lớn khi vừa được thốt ra khỏi nhóm các Chi nhánh tái cơ cấu của hệ thống từ 1/1/2015. Trong khoảng thời gian 3 năm, Chi nhánh đã hết sức nỗ lực cải thiện mọi mặt hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm: Huy động vốn, tín dụng, dịch vụ, thanh tốn trong nước và quốc tế... và nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Bảng 2.5: Hiệu quả kinh doanh Chi nhánh giai đoạn 2015-2017
(Đơn vị: tỷ đồng)
STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017
1 Hoạt động
Chênh lệch thu chi 213 289 341
LNTT 160 207 286 Thu dịch vụ ròng 50 63 73,4 Thu rịng từ hoạt động bán lẻ 94 114 126,2 Trích dự phịng rủi ro 46 52 34,4 2 Quy mô Huy động vốn cuối kì 9,409 12,515 14743 Dư nợ tín dụng cuối kì 4418 5892 6222 3 Chất lượng Tỉ lệ nợ xấu 0,21% 0,11% 0,11% Tỉ lệ nợ nhóm 2 0,00% 0,02& 0,02%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động BIDV 2015-2017)
Có thể thấy giai đoạn 2015-2017, BIDV Thăng Long đã gia tăng hiệu quả trên tất cả các mặt hoạt động, lợi nhuận trước thuế hồn thành vượt kế hoạch Hội sở chính giao trong điều kiện hoạt động kinh doanh đối mặt với nhiều thách thức. Chênh lệch thu chi năm 2016 đạt 289 tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với năm 2015.
Năm 2017 chênh lệch thu chi đạt 341 tỷ đồng, tăng trưởng 18% (tăng 52 tỷ đồng) so với năm 2016, tăng trưởng 27% giai đoạn 2015-2017. Sau khi đã trả hết Quỹ dự phịng rủi ro với Hội sở chính (16 tỷ đồng), đồng thời trích đủ dự phịng rủi ro số tiền 38,4 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 286 tỷ đồng, tăng trưởng 38% so với năm 2016. Mức tăng trưởng lợi nhuận tốt cho thấy chi nhánh đang kinh doanh có hiệu quả, từ đó có thể tiếp tục mở rộng thị phần. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu, nợ nhóm 2 cũng được chi nhánh duy trì về mức 0,11% và 0,02% - đây là tỷ lệ tương đối thấp so với tồn hệ thống. Khi đó mức trích lập dự phịng rủi ro của chi nhánh giảm, lợi nhuận của chi nhánh tăng lên. Điều này cho thấy chi nhánh đã chú trọng trong công tác nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động tín dụng để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng an toàn và hiệu quả.