5. Kết cấu khóa luận
3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tại BID
3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước
- Các chính sách của NHNN, nhất là chính sách tiền tệ lới lỏng hoặc thắt chặt, cần có những động thái cần thiết để hệ thống các NHTM, trong đó có BIDV có thể dự đốn những xu hướng chính sách, trên cơ sở đó điều chỉnh chiến lược hoạt động cho phù hợp.
- NHNN chỉ đạo NH Chính sách xã hội tiếp nhận một số chi nhánh thuộc BIDV, nhưng ở vùng sâu, vùng xa, khó triển khai các hoạt động kinh doanh. Đối tượng KH ở các khu vực này chủ yếu thuộc diện của NH Chính sách xã hội. Do đó, NH Chính sách xã hội tiếp nhận và tái cơ cấu một số chi nhánh của BIDV là phù hợp. - Trong những giai đoạn tăng trưởng TD cao, kiến nghị NHNN cho phép BIDV sử dụng vốn ODA để cung cấp TD, giảm áp lực huy động đối với toàn hệ thống.
- Tăng cường kiểm soát sự hoạt động của hệ thống các TCTD, ngăn ngừa tình trạng “cạnh tranh khơng lành mạnh”. Thời gian qua chúng ta đã chứng kiếm các cuộc “chạy đua” tăng lãi suất huy động vốn. Nguyên nhân dẫn tới các cuộc chạy đua này là bởi tình trạng tăng trưởng TD “nóng” trong một thời gian dài, ngồi ra, đó cịn là do một số NHTM nhỏ khó khăn nghiêm trọng về thanh khoản dẫn tới phải tăng lãi suất để huy động nguồn vốn. Từ thực trạng này cho thấy một số NHTM chưa chú trọng đúng mức cơng tác kế họach hóa nguồn vốn và chưa xây dựng một chiến lược quản trị thanh khoản hợp lý. Giải pháp chủ yếu về phía NHNN thiết nghĩ vẫn là phải tăng cường kiểm sốt từ khâu kế hoạch hóa nguồn vốn của các NHTM, hơn nữa, NHNN cũng phải chú ý theo dõi công tác quản trị thanh khoản của các NHTM, tập trung chủ yếu vào các NHTM có nguy cơ rủi ro cao, đây chính là “kiểm sốt từ gốc” của vấn đề và là biện pháp kiểm sốt tích cực và chủ động. Ngăn ngừa hiệu quả các cuộc chạy đua lãi suất tiềm ẩn chính là điều kiện để các NHTM nâng cao công tác huy động vốn bằng cách tiết giảm chi phí huy động nguồn.
- Cần nghiên cứu dỡ bỏ “trần” LS huy động. Thời gian qua, NHNN dã đưa ra “trần” LS huy động và có thể nói nhờ có “trần” này nên đã giúp ngăn chặn hiệu quả cuộc chạy đua nâng LS giữa các TCTD. Tuy vậy, việc quản lý LS huy động qua
“trần” như vậy chỉ là giải pháp tình thế, chứ khơng thể là giải pháp lâu dài, một khi thị trường đã ổn định thì trần này phải được dỡ bỏ. Thực tế LS thị trường thời gian qua đã giảm rất sâu trong khi đó NHNN vẫn duy trì trần LS huy động là khơng hợp lý, bởi đây là biện pháp mang tính “cào bằng” trong khi về nguyên lý LS huy động bên cạnh phụ thuộc vào cung cầu về vốn thì cịn phụ thuộc rất lớn vào uy tín và thương hiệu của các NHTM. Nếu duy trì trần LS huy động quá lâu thì sẽ làm mất đi tính thị trường trong cơng tác huy động vốn và tạo ra sự dựa dẫm vào chính sách.