CHƯƠNG I TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.4 Nội dung mở rộng thị trường nhập khẩu
2.4.4 Nghiên cứu các thị trường nhập khẩu tiềm năng
2.4.4.1 Thị trường Hàn Quốc
Hàn Quốc là một quốc gia thuộc khu vực Đơng Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên, phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía đơng giáp với biển Nhật Bản, phía tây giáp biển, Thủ đơ của Hàn Quốc là Seoul. Hàn Quốc có khí hậu ơn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi với diện tích khoảng 100,032 km vng, dân số là 48 triệu người.
Kinh tế Hàn Quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới sau cuộc chiến tranh Triều Tiên trở thành một trong những nước giàu, đứng thứ ba ở khu vực châu Á và đứng thứ 10 trên toàn thế giới.
Kể từ khi tập trung phát triển công nghiệp nặng những năm 70, Hàn Quốc là một trong những quốc gia lấy công nghệ là một trong những ngành trụ cột của nền kinh tế, thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng một phần là do sự đầu tư và xuất khẩu công nghệ cao sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, và Indonesia.
Tại Việt Nam những năm gần đây,tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa trong đó có thiết bị điện tử từ Hàn Quốc rất cao chỉ sau thị trường Trung Quốc – công xưởng của thế giới.Đặc biệt, Samsung đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh tế tại Việt Nam. Hoạt động của Samsung còn ảnh hưởng lớn đến các chỉ số tăng trưởng nội địa, xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam.
Những mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh từ Hàn Quốc chủ yếu là nhóm nguyên liệu, linh kiện, phụ kiện, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Điển
hình như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện,…
Hơn nữa, các FTA về bản chất sẽ tạo cơ hội cho thị trường hai bên giao thương.Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết ngày 5/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. So với FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), trong VKFTA Việt Nam và Hàn Quốc dành thêm nhiều ưu đãi cho nhau trong cả lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đón đầu những lợi ích Hiệp định này mang lại.
2.4.4.2 Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản, đất nước mặt trời mọc, là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong đó khu vực dịch vụ đóng góp hơn 70% GDP của cả nước gồm dịch vụ bán buôn, bán lẻ, dịch vụ bất động sản và các hoạt động chuyên môn, khoa học và kỹ thuật là trụ cột chính về dịch vụ.
Tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản cao hơn mức tiềm năng 0,5 đến 1% sau hơn bốn năm với chính các chính sách thúc đẩy về tài chính của Thủ tướng Shinzo Abe và sự nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nhật Bản BOJ. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức thấp mà chưa có dấu hiệu cải thiện.
Nhật Bản nổi tiếng với công nghiệp điện tử trên toàn thế giới và các sản phẩm điện tử của Nhật Bản chiếm một phần lớn trong thị trường thế giới, so với hầu hết các nước khác. Nhật Bản là một trong những quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, cơng nghệ, máy móc thiết bị, và nghiên cứu y tế với ngân sách lớn thứ ba thế giới về nghiên cứu và phát triển.
Các cơng ty Nhật có ưu điểm là rất giỏi về ứng dụng kỹ thuật, đặc biệt là sản xuất đồ điện-điện tử có chất lượng cao với số lượng lớn.Từ trước tới nay khi nhắc tới Nhật Bản, ai cũng nghĩ ngay tới những sản phẩm công nghệ chất lượng, tuổi thọ lâu bền của họ.Tuy nhiên, một nhược điểm của thị trường này là họ quan tâm và đặt vấn đề chất lượng sản phẩm lên hàng đầu mà không chú trọng nhiều vào kiểu dáng, tính năng. Dù đã có những thay đổi, nhưng trên thị trường công nghệ thế giới, Nhật Bản đã bị vượt qua bởi những tập đồn cơng nghệ của Hàn Quốc, Mỹ và Trung Quốc.Mặc dù vậy, hàng hóa của Nhật vẫn được ưa chuộng vì chất lượng và hàm lượng chất xám trong sản phẩm.