Đánh giá kết quả hoạt động quản trị logistics

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp quản trị logistics tại công ty cổ phần nội thất và kiến trúc maket (Trang 33 - 36)

6. Kết cấu đề tài

2.4. Đánh giá kết quả hoạt động quản trị logistics

2.4.1. Thành công

Công ty cổ phần Maket mới hoạt động dưới 10 năm nhưng đã đạt được nhiều thành công và nhanh chóng gây dựng được uy tín trên thị trường nội thất.

- Thủ tục đặt hàng cho khách đang thực hiện một cách chuẩn xác và nhanh chóng, bộ phận bán hàng linh hoạt, tận tình, năng động, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, rút ngắn thời gian trong việc thiết lập đơn hàng, hài lòng của người mua.

- Số lượng đơn hàng khơng hồn thành giảm dần đến 0 từ năm 2015-2017 do biết rút kinh nghiệm từ đơn hàng lỗi của năm trước, từ đó sửa chữa cho phù hợp, cho thấy công ty thành công trong việc cố gắng để đạt mục tiêu thực hiện các đơn hàng tốt nhất.

- Khâu tiếp nhận và quản lý ra vào kho rất nghiêm ngặt, giảm tối đa tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt trong sản xuất, nhập thiếu hoặc thừa nguyên vật liệu tránh gây tổn thất không cần thiết.

- Tạo được mối làm ăn lâu dài, tin tưởng , uy tín, giá thành đãi ngộ tốt với các nhà cung ứng trong nước. Tạo sự yên tâm, ổn định để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh tốt hơn.

- Dù khơng có hệ thống vận chuyển riêng nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể điều động phương tiện để giao hàng hóa kịp thời, nhanh chóng phục vụ yêu cầu vận chuyển hàng hóa cho khách hàng.

- Có nhiều đại lý mới trên khu vực Hà Nội, cùng nhau hỗ trợ, giúp đỡ trong những lúc khó khăn, thiếu hàng hóa khi đại lý khác cần, tạo những mối quan hệ bạn hàng tốt.

- Vật tư được sắp xếp hợp lý, khoa học, tận dụng diện tích kho, phối hợp sử dụng

máy móc, thiết bị trong kho an toàn hiệu quả.

2.4.2. Tồn tại

Bên cạnh những thành công đạt được, công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn và những tồn tại cần khắc phục:

- Các đơn hàng lẻ phục vụ người tiêu dùng không được nhiều, doanh nghiệp hầu

như đổ dồn sự quan tâm đến các đơn hàng lớn như: các dự án, cơng trình,... sản phẩm

chưa có bao bì riêng nên việc ít khách hàng biết đến thương hiệu của công ty là vấn đề đang xảy ra, làm giảm thị phần của công ty trên thị trường ngành đồ gỗ- nội thất.

- Công ty khơng có trang web riêng để khách hàng tham khảo sản phẩm, gây bất

tiện cho khách hàng khi phải đến tận showroom. Gây ra tâm lý không thoải mái cho khách hàng và không thể hiện được sự linh động của công ty trong khi công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển.

hẹn không thể cùng lúc thuê xe cùng một lúc. Khơng thể vì khách hàng này mà hi sinh các khách hàng còn lại. Việc này dãn đến tình trạng giao hàng chậm trễ, khơng kịp thời gian mà khách hàng mong muốn.

- Công ty vẫn bị phụ thuộc vào các công ty trung gian trong việc nhập khẩu các nguyên liệu do thủ tục hải quan phức tạp độn thêm vào chi phí những khoản khơng cần thiết.

2.4.3. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Tắc nghẽn giao thông thường xuyên xảy ra nhất tại các giờ cao điểm, chất lượng

đường sá kém và chưa được nâng cấp để phuc vụ tốt nhất cho việc lưu thơng, ngập lụt gây khó khăn cho xe vận chuyển trong nội thành hà nội. Từ đó làm tăng chi phí nhiên liệu xăng xe, đi lại.

- Chính sách, quy định của nhà nước yêu cầu nghiêm ngặt về kho hàng dự trữ, kho vật tư, mua bán nguyên vật liệu. Càng khó khăn hơn nữa doanh nghiệp thuộc ngành đồ gỗ -nội thất; việc mua, bán sử dụng, khai thác gỗ bị kiểm soát rất chặt chẽ của nhà nước.

- Thủ tục hải quan phức tạp, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể xử lý để nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài về được, tự thực hiện rủi ro sẽ cao ảnh hưởng tới quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu của nhà cung ứng.

- Trong nền kinh tế khó khăn, việc vay vốn ngân hàng cũng khơng dễ dàng, cơng ty khó tiếp cận được với nguồn vốn để phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó mối quan hệ chưa rộng để có thể huy động rót vốn đầu tư. Cả hai phía để có thể tiếp cận với nguồn đầu tư đều bị hạn chế dân đến doanh nghiệp không đủ khả năng để phát triển các dự án có quy mơ lớn hơn.

- Việc nghiên cứu thị trường, truyền thông Marketing chưa được đầu tư thỏa đáng. Bên cạnh việc xây dựng chất lượng tốt doanh nghiệp cần gây dựng hình ảnh trong tâm trí khách hàng đã sử dụng sản phẩm hay đưa thương hiệu doanh nghiệp đến với các khách hàng mới.

* Nguyên nhân chủ quan

- Thị trường ngành đồ gỗ nội thất trong nước ta đã và đang ngày càng cạnh tranh

khốc liệt. Xuất hiện thêm các doanh nghiệp cùng tham gia ngành đồ gỗ-nội thất, thị

phần của doangh nghiệp bị giảm

- Bị động trong việc nhập nguồn nguyên vật liệu từ các nguồn cung ứng làm ảnh

hưởng đến thời gian và chi phí để thực hiện đơn hàng. Chưa có sự chuẩn bị cho các phát sinh khi mua hàng đó là: dội giá từ nhà cung ứng, nguồn hàng hóa khan hiếm, chủng loại hàng hóa thiếu đa dạng, phong phú.

- Doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong việc nhập khẩu từ nước ngoài, thủ tục trong hải quan nên việc nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài bị hạn chế. Các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ hoặc khơng có sự chun sâu, hiểu biết trong việc nhập khẩu hay làm hải quan sẽ bị động trong công việc này.

- Đội ngũ công, nhân viên chưa được đào tạo nâng cao và chuyên sâu để có thể giúp đỡ nhiều nhất có thể cho doanh nghiệp.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT VÀ KIẾN TRÚC MAKET

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp quản trị logistics tại công ty cổ phần nội thất và kiến trúc maket (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)