Giải pháp đối với công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm từ plastic sang thị trường bắc mỹ tại công ty TNHH ĐTTMSX bao bì tuấn ngọc (Trang 45 - 49)

3.2.2 .Hoạt động thương mại quốc tế của công ty

4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu

4.2.1. Giải pháp đối với công ty

4.2.1.1. Giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận kinh doanh xuất khẩu, tỉ suất lợi nhuận kinh doanh xuất khẩu

Tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, công ty Tuấn Ngọc cần chú trọng đầu tư, cải tiến các trang thiết bị kỹ thuật, dây chuyền sản xuất, áp dụng các công

nghệ khoa học tiên tiến trong nước và trên thể giới để nâng cao năng suất lao động. Nếu làm được như vậy nguồn hàng của công ty sẽ luôn chủ động và sẵn sàng đáp ứng được các hợp đồng kinh doanh xuất khẩu, có khả năng đối phó được trước những rủi ro của việc biến động giá dầu thơ như những năm gần đây, Từ đó sẽ tiết kiệm tối đa chi phí cũng như gia tăng hiệu quả sản xuất.

Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Song song với việc đổi mới và cải tiến các trang thiết bị hiện đại thì cơng ty cũng cần chú trọng hơn nữa đến đội ngũ nhân viên, đặc biệt là đội ngũ nhân viên xuất nhập khẩu và đội ngũ nghiên cứu sản xuất các sản phẩm từ plastic. Có như vậy thì cơng ty mới có thể tối thiểu hóa các chi phí đầu vào, chủ động và có sẵn các nguyên vật liệu đầu vào mà vẫn đảm bảo được chất lượng về sản phẩm xuất khẩu và về dài hạn giúp nâng cao uy tín cùng với đó là khả năng cạnh tranh của cơng ty trên thị trường thế giới. Từ đó sẽ giúp cho lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên và ổn định trong thời gian tới.

Sử dụng chính sách giá cả linh hoạt, hợp lý để đẩy mạnh xuất khẩu

Một trong những khía cạnh nâng cao năng lực cạnh tranh của một cơng ty là có một chính sách giá cả linh hoạt và hợp lý.

Cơng ty phải tạo một thang giá linh hoạt cho từng loại sản phẩm theo các mức khối lượng hợp đồng, thời gian thanh toán tiền hàng, khách hàng lâu năm. Như vậy sẽ giữ được khách hàng, khuyến khích các khách hàng mua với số lượng lớn. Áp dụng chính sách giá cả linh hoạt, sẽ tạo được cơ hội tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn trên thị trường, tăng sản lượng hàng xuất khẩu, từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng doanh thu mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty. Chính sách giá linh hoạt có thể áp dụng như sau:

Giảm giá cho các khách hàng đặt hàng với số lượng lớn, giảm giá lũy tiến theo khối lượng đơn đặt hàng hoặc nếu khách hàng thanh toán trả ngay, trả sớm hơn thời hạn. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng đặt mua hàng của công ty với khối lượng lớn và có phương thức thanh tốn có lợi cho cơng ty.

Có những chính sách ưu đãi giá đối với những thị trường mới và khách hàng mới tiềm năng đem lại lợi ích lớn và lâu dài sau này. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo nguyên tắc không gây thiệt hại cho công ty.

Nghiên cứu thị trường xuất khẩu – Bắc Mỹ

Nội dung Marketting hiện đại đã chỉ rõ hãy sản xuất ra cái thị trường cần hơn là cái mình có. Doanh nghiệp cần phải hiểu biết rõ về từng biến động của thị trường. Ngày nay công tác nghiên cứu thị trường đã trở nên đặc biệt quan trọng trong định hướng kinh doanh của Công ty. Với việc nắm bắt đúng, kịp thời xu hướng biến động của thị trường, có thể tạo cơ sở để có những quyết định đúng đắn nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Nghiên cứu thị trường là q trình nghiên cứu phân tích các thơng tin về các yếu tố cấu thành thị trường, nhằm tìm hiểu qui luật vận động và những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược kinh doanh.

Phân tích thị trường nhằm xác định những thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm cuả Cơng ty, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, nhằm xây dựng hoàn thiện chiến lược kinh doanh, làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cơng ty Tuấn Ngọc đã có Bộ phận Marketing chuyên nghiên cứu về thị trường, đồi thủ cạnh tranh nhằm đưa ra các chính sách giá, các chương trình xúc tiến bạn phù hợp. Tuy nhiên, Công ty cần chú ý đầu tư hơn nữa về công tác này. Cụ thể:

- Công ty cần nhận thức rõ tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường, cần dành một phần kính phí thường xuyên để đầu tư vào lĩnh vực này.

- Củng cố thị trường hiện tại của Cơng ty và tìm hiểu để xâm nhập vào các thị trường mới.

- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều Cơng ty đối thủ cạnh tranh, do đó cần phải có chính sách Marketing phù hợp đáp ứng nhu cầu của đối tác. Các đối tác của công ty đa số thuộc ngành công nghiệp thực phẩm, do đó chất lượng sản phẩm cần đảm bảo an tồn đối với người sử dụng.

4.2.1.2. Giải pháp làm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh xuất khẩu

Vốn là phần rất quan trọng góp phần mang lại nhiều lợi nhuận cho cơng ty, yêu cầu về vốn để phát triển kinh doanh của công ty là rất lớn. Để đủ vốn đầu tư đồng bộ vào các khâu quan trọng, quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh xuất khẩu, cần phải có các giải pháp về tài chính. Huy động vốn từ nguồn nào thì vấn đề quan trọng nhất đối với cơng ty là phải có kế hoạch sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Nếu sử dụng vốn vay khơng có hiệu quả rất dễ dẫn tới tình trạng khơng trả

được nợ và nguy cơ có thể bị phá sản.. Chính vì vậy địi hỏi cơng ty phải có một cơ chế quản lý vốn linh hoạt, giải quyết tốt khâu dự báo thị trường, tránh để hàng tồn kho quá nhiều, tiết kiệm chi phí, chống lãng phí hành chính, tập trung vốn đúng trọng điểm.

Tóm lại, Cơng ty cần phải tăng cường các biện pháp quản lý vốn bằng cách: - Qua các số liệu thống kê kế tốn, báo cáo tình hình hoạt động tài chính, nguồn hình thành vốn, ngun nhân gây tăng, giảm vốn trong kỳ, khả năng thanh tốn, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn khi xem xét phương án kinh doanh. Giải quyết kịp thời các vấn đề tài chính nảy sinh ngồi dự kiến, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thông suốt.

- Định kỳ, cơng ty tiến hành hoạt động kiểm tốn và phân tích hoạt động tài chính. Trên cơ sở đó đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn và tìm các nguyên nhân cần khắc phục.

- Hoạt động kế toán cần tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kế tốn nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung.

Mặc dù các biện pháp này đã được công ty thực hiện những năm gần đây tuy nhiên vẫn chưa thực sự hiệu quả, cần phải nâng cao và chặt chẽ hơn nữa. Bên cạnh đó, cơng ty cần chủ động cho nguồn hàng xuất khẩu đạt cả về chất và lượng để đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng của đối tác, tránh tình trạng trì hỗn gây tồn kho, các biện pháp này có thể áp dụng theo như đã phân tích tại mục 4.2.1.

4.2.1.3. Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

Con người là chủ thể của mọi hoạt động, là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp địi hỏi phải có những con người có trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm.

Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, người cán bộ làm cơng tác kinh doanh càng địi hỏi phải có một trình độ nghiệp vụ vững vàng với những kinh nghiệm thực tế dầy dạn. Có như vậy thì việc xử lý các thơng tin thu được về thị trường, khách hàng, nhu cầu các mặt hàng cũng như việc đàm phán ký kết hợp đồng mới thu được hiệu quả cao.

Bởi vậy phải tìm mọi biện pháp thích hợp để khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. Cụ thể là:

- Khuyến khích các cán bộ làm việc liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo học các khoá học về nghiệp vụ kinh doanh. Đồng thời nâng cao trình độ ngoại ngữ cho lực lượng này.

- Có chế độ khuyến khích những cán bộ có điều kiện theo học các lớp ngắn hạn do các chun gia nưóc ngồi tổ chức giảng dạy về nghệ thuật đàm phán trong thương mại quốc tế.

- Thực hiện cơ chế tiền lương, trả lương theo chức năng, khả năng. Khuyến khích sự sáng tạo, đảm bảo mọi người làm việc có kỷ luật, kỹ thuật và năng suất cao.

- Đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm cho từng nhân viên, từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ theo kết quả công việc.

Trong thời đại cơ chế thị trường, Cơng ty có nhiều quan hệ với nhiều đại diện của các cơng ty nước ngồi đến làm việc, ký kết hợp đồng với những quyền lợi khác nhau, bản sắc văn hoá dân tộc khác nhau nhưng hết thảy đều tơn trọng lẫn nhau. Vì thế các cán bộ nhân viên phải khiêm tốn, tự tin, lịch sự trong giao tiếp, tránh tối đa tình trạng ép thế, bị ép thế để mất lòng tin của khách hàng.

Bên cạnh những biện pháp trên công ty cần thay đổi bộ máy ban kinh doanh, đặc biệt là việc chun mơn hóa từng khâu trong cả q trình kinh doanh giữa những nhân viên xuất nhập khẩu, nhân viên kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng,… tránh tình trạng dẫm chân nhau về chun mơn nghiệp vụ giữa các phịng ban trong công ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm từ plastic sang thị trường bắc mỹ tại công ty TNHH ĐTTMSX bao bì tuấn ngọc (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)