Mua bảo hiểm cho hàng hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị vi n thông từ thị trƣờng trung quốc của công ty cổ phần dịch vụ kỹ t (Trang 26)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

3.2.1.2. Mua bảo hiểm cho hàng hóa

Trong kinh doanh nhập khẩu, thiết bị viễn thông thường phải vận chuyển xa với những điều kiện vận tải khác nhau, do đó khơng thể tránh khỏi thiết bị có thể bị hư hỏng, móp méo trong q trình vận chuyển.Vì thế các doanh nghiệp nhập khẩu thường mua bảo hiểm cho hàng hóa để giảm bớt các rủi ro có thể xảy ra.

Thiết bị viễn thông mà HTEs nhập khẩu từ Trung Quốc bằng đường biển từ trước tới nay tuy đã từng xảy ra một số rủi ro trong quá trình vận chuyển nhưng số lô hàng bị rủi ro chiếm một phần rất nhỏ và gây tổn thất không quá lớn. Tuy vậy việc mua bảo hiểm cho hàng hóa vẫn được cơng ty chú trọng thực hiện.

Đối với các hợp đồng nhập khẩu thiết bị viễn thông từ Trung Quốc bằng đường biển theo điều kiện thương mại quốc tế CIF, nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa thuộc về doanh nghiệp bên Trung Quốc. Khi ký kết hợp đồng theo điều kiện CIF, HTEs sẽ đàm phán yêu cầu đối tác Trung Quốc mua bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện bảo hiểm A. Theo điều kiện này thì người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hóa bảo hiểm trừ những rủi ro ngoại trừ. Rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện này bao gồm cả những rủi ro chính (tàu mắc cạn, đắm, cháy, đâm va nhau, đâm va phải vật thể khác, mất tích,…) và những rủi ro phụ (hư hỏng, đổ vỡ, cong, bẹp, dỉ, hấp hơi, thiếu hụt, trộm cắp,…) do tác động ngẫu nhiên bên ngồi trong q trình vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị vi n thông từ thị trƣờng trung quốc của công ty cổ phần dịch vụ kỹ t (Trang 26)