Xu hướng phát triển của thanh toán điện tử

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp tích hợp công cụ thanh toán cho website của công ty cổ phần mixtourist (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 1 : LÝ THUYẾT VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

3.1. Một số dự báo về phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam và thanh toán

3.1.2. Xu hướng phát triển của thanh toán điện tử

Dịch vụ thanh toán trực tuyến tiếp tục được cải thiện và phát triển.

Đây là một tín hiệu tốt cho ngành thương mại điện tử Việt Nam và những doanh nghiệp đang áp dụng Digital Marketing để tiếp cận khách hàng khi IDC dự đoán năm 2015 thanh toán trực tuyến Việt Nam đạt mức 2 tỷ USD. Tổng giá trị thanh toán trực tuyến của VN hiện mới chỉ dừng lại ở mức 2-3% tổng giá trị hàng hóa giao dịch bn bán qua Internet. Trong khi đó, con số này tại Trung Quốc là 75%. Với tiềm năng lớn về thương mại điện tử, Việt Nam đã được nhiều “đại gia” về thanh tốn điện tử thế giới để mắt tới, trong đó có PayPal. Cơ sở hạ tầng, năng lực kỹ thuật, hành lang pháp lý cũng đang chuyển biến tích cực để đáp ứng sự phát triển của thị trường.

Khung pháp lí thương mại điện tử Việt Nam ngày càng hoàn thiện

Cùng với sự ra đời và có hiệu lực của nghị định 185, thời gian tới pháp luật về thương mại điện tử sẽ dần dần ngày càng hoàn thiện bên cạnh việc tăng trưởng tỷ lệ sử dụng Internet của người dân. Nhờ có sự hồn thiện của hành lang pháp lý, tỷ lệ truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến đến năm 2015 dự báo sẽ có xu hướng tăng. Rõ ràng, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng, hứa hẹn sự phát triển vượt bậc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững thì rất cần sự phối hợp cơ quan chức năng với các thành phần tham gia nhằm nâng cao nhận thức cho cả người mua và người bán khi

tham gia thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp tích hợp công cụ thanh toán cho website của công ty cổ phần mixtourist (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)