Triển vọng phát triển của công ty TNHH Ngọc Diệp trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông, lâm sản sang thị trường trung quốc của công ty TNHH ngọc diệp (Trang 44 - 47)

1.1 .Tính cấp thiết của đề tài

4.1 Triển vọng phát triển của công ty TNHH Ngọc Diệp trong thời gian tới

4.1.1 Dự báo nhu cầu của thị trường Trung Quốc về nơng, lâm sản

Năm 2019, một số chính sách thuế và các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc nông và lâm sản của Trung Quốc sẽ tác động mạnh tới việc sản xuất và chế biến nông sản để xuất khẩu tại Việt Nam. Xuất khẩu các nông sản, như rau quả, gạo và thịt lợn sang Trung Quốc trong năm 2019 sẽ gặp rất nhiều thách thức, Thường trực Ban chỉ đạo Phát triển Thị trường Nông sản thuộc Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp & PTNT) dự báo.

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành nông sản. Các sản phẩm nông sản thâm nhập sâu và rộng hơn vào thị trường thế giới. Sự ưu đãi về thuế quan, xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử cơng bằng, bình đẳng. Cùng với sự mở rộng của quy mô ngoại thương, nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản của Trung Quốc cũng có sự tăng trưởng đáng kể để phục vụ thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nơng, lâm, thủy hải sản có kim ngạch xuất khẩu trên 8 tỷ USD chiếm tỷ trọng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã vượt 1 tỷ USD và có mức tăng trưởng hết sức ngoạn mục như nhóm hàng rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 2,65 tỷ USD, tăng 52,4%; các mặt hàng gạo, cao su, thủy sản, gỗ và sắn đều có kim ngạch xuất khẩu trên dưới 1 tỷ USD.

Thị trường thế giới năm 2018 có nhiều biến động, tiêu biểu là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; sự gia tăng bảo hộ thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thị trường nông sản lớn của Việt Nam bao gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đối với các sản phẩm nơng nghiệp nhập khẩu. Năm 2018 cũng có sự sụt giảm mạnh của giá cả các mặt hàng cây công nghiệp trên thị trường thế giới, nhất là tiêu, đường… Sự sụt giảm mạnh về giá cả các mặt hàng cây công nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu khiến cho nguồn cung tăng nhanh trong khi nhu cầu thế giới giảm hoặc tăng

trưởng chậm như đối với các mặt hàng: cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều. Khơng chỉ khó khăn về giá cả và nhu cầu, các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam ngày càng đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe đối với nông sản nhập khẩu. Tiêu biểu là thị trường Trung Quốc không chỉ nâng cao tiêu chuẩn về chất lượng nơng sản nhập khẩu, mà cịn tăng cường quản lý và siết chặt thương mại biên giới. Từ năm 2019, thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc càng phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn. Vì vậy doanh nghiệp và nông dân cần phải tuân thủ theo quy định trọng sản xuất và phát triển bền vững, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Trung Quốc không cịn là “khách hàng” dễ tính. Sự chuyển dịch tầng lớp dân cư nước này diễn ra rất mạnh mẽ, khi có tới 60% số người thuộc tầng lớp trung lưu. Do đó, nhu cầu các sản phẩm chất lượng cao, an tồn thực phẩm cũng tăng theo. Ơng Nguyễn Quốc Toản cho rằng, từ xưa tới nay, ngành nông nghiệp vẫn quen với việc sản xuất ra rồi mới chào hàng, nói cách khác là "bán những những gì chúng ta có thay vì bán những gì thị trường cần". Điều này địi hỏi cần có sự thay đổi trong tư duy và thói quen của cả người tiêu dùng lẫn người sản xuất. Năm 2018, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các thị trường truyền thống đều tăng trưởng mạnh so với năm 2017, ngoại trừ thị trường Trung Quốc. Mặc dù có nhu cầu tiêu thụ cao, nhưng thị trường Trung Quốc đang ngày càng có nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác rõ ràng. Theo đó, đến tháng 6/2019, tồn bộ nông sản Việt Nam xuất khẩu (XK) chính ngạch vào Trung Quốc phải đảm bảo các điều kiện nêu trên.

Trong 10 năm tới, dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu rau quả của Trung Quốc sẽ chững lại, nhưng yêu cầu về chất lượng lại được nâng lên. Giá cả sẽ có mức dao động lớn hơn, các loại quả sẽ phải đáp ứng yêu cầu về phẩm chất ngày càng cao hơn. Thương mại điện tử các mặt hàng tươi sống cũng như ngành logistic hiện đại phát triển nhanh chóng sẽ hỗ trợ cho q trình tiếp cận với sản xuất, tiêu thụ các loại rau quả nổi tiếng, có chất lượng cao và có giá trị gia tăng cao hơn. Xét về cơ cấu, các loại quả tươi sẽ chiếm vị trí chủ đạo trong lĩnh vực hoa quả NK, nhưng nhu cầu NK nước ép hoa quả, hoa quả đóng hộp dự kiến cũng sẽ tăng lên.

4.1.2 Chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông, lâmsản sang thị trường Trung Quốc giai đoạn tới sản sang thị trường Trung Quốc giai đoạn tới

Tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn nữa, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành nơng nghiệp gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng và xây dựng nơng thơn mới theo 3 trục sản phẩm chủ lực, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng và nhu cầu của thị trường. Làm tốt công tác dự báo thị trường; rà soát sản xuất, cân đối cung cầu, tổ chức lại thị trường trong nước, đồng thời duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống, phát triển thị trường mới; tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp; tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án “Phát triển 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020”. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nhất là thực hiện các FTAs trong lĩnh vực nông nghiệp; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành.

Tích cực đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, giữ ổn định các thị trường truyền thống, tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiềm năng; hạn chế thấp nhất sự phụ thuộc vào một số thị trường nhất định. Triển khai tích cực, khai thác hiệu quả cơ hội của các Hiệp định tự do thương mại đem lại, tăng cường các hoạt động phát triển thị trường. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng thu thập, phân tích thơng tin, dự báo thị trường, đặc biệt là những thị trường trọng điểm (Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc...), kịp thời cảnh báo các quy định về rào cản, vấn đề phát sinh có thể gặp đối với hàng xuất khẩu; tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nơng lâm thủy sản tại thị trường nước ngồi…

4.1.3 Mục tiêu phương hướng của công ty giai đoạn năm 2019-2025

- Sau nhiều năm phấn đấu phát triển, có thể thấy rằng cơng ty TNHH Ngọc Diệp đã đạt được những thành cơng nhất định cho mình, tạo được lịng tin tới khách hàng trong và ngoài nước. Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên công ty luôn cố gắng không ngừng để giúp công ty lớn mạnh hơn nữa

- Đạt được thành công như hiện nay, công ty đã xây dựng một cách rõ ràng mang tính chiến lược các định hướng phát triển và mục tiêu cụ thể của công ty trong giai đoạn 2019 - 2025. Định hướng chung của Công ty TNHH Ngọc Diệp cho giai đoạn tới là mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng nơng sản thực phẩm sang ít nhất 1 thị trường nữa.

- Công ty TNHH Ngọc Diệp đã, đang và sẽ vượt qua mọi khó khăn, tận dụng một cách tối đa cơ hội để đạt được các mục tiêu đề ra. Cơng ty sẽ duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định trong những năm tới, khơng ngừng tìm kiếm các đối tác, khách hàng tiềm năng để đầu tư phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu

- Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đổi mới môi trường làm việc để thay đổi phong cách làm việc trở nên chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

- Đầu tư phát triển con người, hướng tới sự chun mơn hóa, ứng dụng CNTT vào quá trình quản lý và cung ứng dịch vụ.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông, lâm sản sang thị trường trung quốc của công ty TNHH ngọc diệp (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)