Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm sản của công ty TNHH Ngọc

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông, lâm sản sang thị trường trung quốc của công ty TNHH ngọc diệp (Trang 47 - 51)

1.1 .Tính cấp thiết của đề tài

4.2 Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm sản của công ty TNHH Ngọc

Ngọc Diệp sang thị trường Trung Quốc

4.2.1 Giải pháp đối với công ty

Thứ nhất: Nghiên cứu và tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kiểm nghiệm, bao gói, bảo quản sản phẩm

Cần phát triển công nghệ bảo quản tươi cho trái cây cũng như xây dựng các cơ sở hạ tầng về lưu trữ, bảo quản; cần nhập thêm công nghệ tiên tiến hơn để bảo quản các loại trái cây cũng như hệ thống và tiêu chuẩn quản lý chất lượng hiện đại hơn cho các mặt hàng nông sản; làm tốt hơn việc quản lý nguồn gốc xuất xứ, quản lý về bao bì để nhanh chóng được thơng qua quy trình kiểm định kiểm dịch của Hải quan Trung Quốc; nên tiến hành xây dựng chuỗi kho lạnh và có những quy định về chính sách truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Thứ hai : Chủ động thực hiện tốt công tác thị trường, thơng tin, tiếp thị.

Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác các thơng tin, trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua Hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt được nhu cầu của thị trường, bám sát và tiếp cận được tiến bộ của thế giới trong sản xuất kinh doanh, chủ động tìm bạn hàng, thị trường, ký hợp đồng, tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu thị trường, tránh tư tưởng ỷ lại vào các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc trông chờ trợ giá, trợ cấp. Nhu cầu của thị trường đối với một sản phẩm là tổng khối lượng sản phẩm mà nhóm khách hàng nhất định sẽ mua tại một địa bàn nhất định và trong một thời kỳ nhất định với một môi trường Marketing nhất định và chương trình Marketing nhất định. Tăng cường công tác dự báo thị trường là việc công ty triển khai

thường xuyên và đồng bộ các biện pháp thủ công lẫn hiện đại để dựa trên những số liệu thu thập được về thị trường, từ đó đưa ra dự báo gần nhất về nhu cầu của thị trường trong tương lai

Việc tham gia các hội chợ triển lãm nhất là ở nước ngồi có thể gặp khó khăn về kinh phí do giá th gian hàng đắt. Vì vậy doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắt thơng tin qua Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại hoặc Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại hoặc nối mạng Internet để từ đó có thể tìm được những bạn hàng tin cậy, nắm bắt được tương đối chính xác nhu cầu thị trường đối với hàng hóa của mình cũng như khả năng cung cấp của thị trường đó.

Thứ ba: Đào tạo, nâng cao trình độ kiến thức chun mơn cho nhân viên

- Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ có đủ năng lực hoạch định và thực hiện kế hoạch.

- Đào tạo cán bộ có trình độ đàm phán quốc tế.

- Đào tạo về ngoại ngữ, nhất là tiếng Trung để cán bộ có đủ trình độ giao dịch quốc tế.

Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý, nhân viên xuất nhập khẩu cũng cần nắm được những công nghệ khoa học điện tử tiên tiến, áp dụng vào quy trình làm việc để giảm chi phí lao động. Một điều quan trọng nữa là cần nắm bắt tình hình kinh tế thế giới và ln sẵn sang xử lý các tình huống.

Đánh giá, lựa chọn thị trường phù hợp với mặt hàng xuất khẩu chủ chốt

Cơng ty cần có những hiểu biết về thì trường mà mình chuẩn bị hướng tới thâm nhập, lựa chọn xuất khẩu những mặt hàng được đánh giá là tiềm năng nhất để thu về lợi nhuận như đã định hướng.

4.2.2 Các kiến nghị với nhà nước và cơ quan chức năng

4.2.2.1.Đối với Nhà nước

Thứ nhất, cần phải tiếp tục nghiên cứu định hướng, chiến lược xuất khẩu nông sản thực phẩm một cách toàn diện trong điều kiện hiện nay của đất nước. Để làm được điều đó cần có những đánh giá và dự báo sát thực về thực trạng sản xuất cũng như sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trong thời gian tới. Từ đó, xây dựng chiến lược và chương trình cần thiết nhằm điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu ttư và định hướng phát triển các loại mặt hàng nơng sản cho phù hợp với tình hình thực tế của thế

giới nói chung và trong nước nói riêng.

Thứ hai, chú trọng các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, hướng đến sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nơng sản thực phẩm. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nghiên cứu, phát triển giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Thứ ba, hồn thiện chính sách tài chính như chính sách thuế, bảo hiểm, rủi ro,... giúp hoạt động xuất khẩu được tiến hành hiệu quả hơn. Tiến tới xóa bỏ chính sách đầu tư của Nhà nƣớc vào các ngành hàng nơng sản xuất khẩu thơng qua các chính sách hỗ trợ thuế, giá, lãi suất tín dụng... Cần tập trung vào đầu tư KHCN sản xuất, chế biến, xúc tiến thương mại và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Thứ tư, chú trọng đầu tư phát triển cơng tác đào tạo kiến thức về tồn cầu hóa, xu thế hội nhập, kinh tế thị trường, phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ,... đến với mọi đối tượng có liên quan đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu nơng sản trong nước. Tăng cường kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước.

4.2.2.2.Đối với Bộ, ngành

- Cần tăng cường sự phối hợp gắn kết chặt chẽ giữa các bộ (Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính,...) trong việc chỉ đạo sản xuất, xuất khẩu của từng mặt hàng nông sản cụ thể.

- Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà các bộ, ngành sẽ ban hành các chính sách và giải pháp phù hợp cho từng ngành nhằm tạo điều kiện cho các mặt hàng nơng sản có cơ chế để phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, các chính sách phải đảm bảo tính thống nhất, hỗ trợ và bổ sung cho nhau tránh chồng chéo, mâu thuẫn ảnh hưởng đến sự phát triển của các mặt hàng.

- Xây dựng và đảm bảo cơ chế lợi ích hài hịa giữa các khâu sản xuất, chế biến và xuất khẩu dựa trên sự phát triển của từng ngành hàng cụ thể. Phân tích các tác nhân của q trình hội nhập nhằm chia sẻ lợi ích cũng nhƣ rủi ro của các tổ chức, cá nhân có tham gia vào hoạt động xuất khẩu nông sản.

4.2.2.3.Đối với các Hiệp hội

Để nâng cao vai trò của các hiệp hội trong việc thúc đẩy thương mại hàng nông sản của Việt Nam, các hiệp hội cần phải:

- Có cơ chế quản lý chuyên nghiệp với các quy định về hội vuờn, tổ chức bộ máy, tài chính của hiệp hội, chức năng quản lý, đàm phán và kiểm tra giám sát các hội vườn.

- Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc cung cấp, trao đổi thông tin thường xuyên về sự phát triển của KHCN, thị hiếu, giá cả thị trường trong nước và nước ngoài. Phối hợp hành động giữa các hội về xúc tiến thương mại như tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế, thăm dò, khảo sát các thị trường lớn,...

- Liên kết, bảo vệ lẫn nhau, chống những hành vi độc quyền, tranh chấp thị trường, đầu cơ gây tổn hại đến lợi ích chung. Đồng thời giúp đỡ nhau trong các vấn đề về vốn, đào tạo, môi giới, kỹ năng quản lý và áp dụng công nghệ mới. Tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu hàng nông sản Việt Nam.

- Tăng cường công tác thông tin và dự báo về thị trường để các doanh nghiệp có giải pháp chiến lược, phù hợp với các mặt hàng xuất khẩu cụ thể

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty TNHH Ngọc Diệp – Bộ phận Kế toán - Báo cáo tổng kết cuối năm của các năm.

2. Công ty TNHH Ngọc Diệp

3. Khóa luận các năm trước tại thư viện trường Đại học Thương Mại.

4. Giáo trình – Đại học kinh tế quốc dân - https://voer.edu.vn/m/cac-hinh-thuc- xuat-khau/b82516a2. 5. http://kinhtedothi.vn/xuat-khau-nong-san-sang-trung-quoc-rao-can-ngay-cang- lon-323412.html 6. https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629&ItemID=18781 7. vietnambiz.vn 8.https://www.producereport.com/article/2018-china-fruit-import-statistics- released

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông, lâm sản sang thị trường trung quốc của công ty TNHH ngọc diệp (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)