Các kết luận rút ra từ mơ hình

Một phần của tài liệu phân tích và ước lượng cầu mặt hàng sữa bột trẻ em trên thị trường hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 42)

Mức độ quan trọng của nhân tố thị hiếu tiêu dùng

3.2.4.2. Các kết luận rút ra từ mơ hình

a. Xem xét ý nghĩa kinh tế của các hệ số

Theo kết quả phân tích hồi quy có:

b

^

¿

¿ mang dấu âm (-), cho biết giữa lượng cầu về sữa bột trẻ em và giá sữa bột trẻ em có mối quan hệ tỷ lệ nghịch, tuân theo luật cầu.

Ý nghĩa : Nếu giá của một hộp sữa bột trẻ em của Vinamilk tăng lên 1000đ/hộp thì lượng tiêu thụ trung bình trên địa bàn sẽ giảm 4.808156 hộp/tháng

c^¿¿ mang dấu dương (+), cho biết cầu về sữa bột trẻ em của Vinamilk tỷ lệ thuận với giá sữa bột trẻ em của Abbott, hai hàng hoá này là hai hàng hoá thay thế nhau trong tiêu dùng.

Ý nghĩa : Nếu giá của sữa bột trẻ em của Abbott tăng 1000đ/hộp thì lượng tiêu thụ trung bình sữa bột trẻ em trên địa bàn sẽ tăng lên 4.165218 hôp/tháng

mang dấu dương (+), cho biết thu nhập trung bình của người dân tăng lên thì cầu vè sản phẩm sữa bột trẻ em của Vinamilk cũng tăng lên, sữa bột trẻ em của Vinamilk là hàng hố thơng thường

e mang dấu (+) chứng tỏ dân số Hà Nội tăng thì lượng cầu sữa bột trẻ em của Vinamilk cũng tăng.

Kết luận: Vậy các hệ số ước lượng đều có ý nghĩa về mặt kinh tế.

Do đó, mơ hình đã giải thích tốt sự biến động của lượng cầu sản phẩm sữa bột trẻ em trên địa bàn Hà Nội.

b. Đánh giá sự phù hợp của mơ hình hồi quy

Kiểm định giả thiết: H0: a = b = c = d = 0 H1: tồn tại ít nhất một hệ số khác 0 Tương đương với kiểm định giả thiết: H0: R2 > 0

H1: R2 = 0 Kiểm định với mức ý nghĩa α = 5%

Từ bảng kết quả hồi quy có p-value (Fqs) bằng 0  bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy mơ hình đã giả thích được sự biến động của cầu về mặt hàng sữa bột trẻ em của cơng ty.

Mặt khác, theo kết quả hồi quy có R2 = 0.983416. Vậy mơ hình đã giải thích được 98.3416% sự biến động của lượng cầu về sữa bột trẻ em của Vinamilk trên địa bàn Hà Nội. Còn 1.6584% sự biến động của lượng cầu được giải thích bởi các yếu tố ngồi mơ hình như thị hiếu tiêu dung, thương hiệu sữa….

c. Xem xét ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng

P_value a^ = 0.0000 ⇒ a^có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa tối thiểu là 0% P_value b = 0.0281 ⇒ ^ b có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa tối thiểu là 2.81%.^

P_value c^ = 0.0108 ⇒ c^ có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa tối thiểu là 1.08%. P_value d= 0.8879 ⇒ ^ dcó ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa tối thiểu là 88.79%^

P – value e = 0.0000 => nó có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa tối thiều là 0%

Kết luận: Ước lượng hàm cầu về sản phẩm sữa bột trẻ em của Vinamilk

trên địa bàn Hà Nội cho thấy cầu tỷ lệ nghịch với giá sữa Vinamilk, tỷ lệ thuận với thu nhập bình quân đầu người, dân số Hà Nội và giá sữa bột trẻ em của Abbott.

d. Xem xét độ co giãn của cầu sản phẩm sữa bột trẻ em theo giá chéo

Hệ số co giãn của cầu theo giá chéo phản ánh phần trăm thay đổi trong lượng cầu sản phẩm sữa bột trẻ em Vinamilk (đại diện cho sữa bột trẻ em nội) so với phần trăm thay đổi trong giá cả sữa bột trẻ em của Abbott (đại diện cho sản phẩm sữa bột trẻ em ngoại) Ta tính được hệ số co giãn đoạn của cầu sữa bột trẻ em Vinamilk theo giá sữa Abbott có giá trị gần bằng 0.5.

Điều này có nghĩa là khi giá của sữa bột trẻ em của Abbott tăng 2% thì lượng cầu sữa bột trẻ em của Vinamilk mới tăng 1%. Như vậy, một lần nữa có thể thấy được ưu thế rất lớn của Abbott cũng như các hãng sữa ngoại nói chung khi mà ngay cả khi giá của mặt hàng này tăng lên thì một bộ phận khơng nhỏ người tiêu dùng cũng vẫn không ngần ngại mua sản phẩm này với giá cao hơn thay vì

tiêu dùng sản phẩm sữa bột trẻ em của Vinamilk cũng như các sản phẩm sữa nội nói chung. Nên lượng cầu sữa bột trẻ em Vinamilk mới tăng ít như vậy.

Ngược lại, khi giá của sữa ngoại giảm cũng không làm giảm quá nhiều lượng cầu sữa nội.

Điều này cho thấy môi quan hệ giá cả giữa sản phẩm sữa nội và ngoại không phải là nhân tố quan trọng hàng đầu khiến người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm sữa nội hay sữa ngoại. Nó phần nào giải thích cho thwch trạng sữa bột trẻ em ngoại vẫn chiếm lĩnh phần lớn thi trường trong khi giá của chúng trung bình cao hơn các sản phẩm nội cùng loại tới 1.5 lần. Giá trị này một lần nữa cho chúng ta thấy tâm lý “sính ngoại” ảnh hưởng nhiều như thế nào tới cầu sản phẩm sữa bột trẻ em của Vinamilk nói riêng và của sản phẩm sữa nội nói chung.

Một phần của tài liệu phân tích và ước lượng cầu mặt hàng sữa bột trẻ em trên thị trường hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)