o Mỗi xã chỉ có một kế tốn phụ trách nên khi có nghiệp vụ bất thường xảy ra, kế toán tự phân loại, xử lý và đưa vào tài khoản mà kế tốn đó tự cho là đúng đắn. Tác giả kiến nghị rằng Tỉnh nên phân cấp cho mỗi Huyện/ Thành phố có một bộ phận tư
vấn, giải đáp thắc mắc về các nghiệp vụ kế tốn để có thể thống nhất sử dụng số tài khoản cho toàn tỉnh, nhằm đảm bảo thống nhất các thông tin trên báo cáo, giúp báo cáo được chặt chẽ hơn.
o Trình độ học vấn của các kế toán xã phần lớn là đại học, tuy nhiên số lượng học trái ngành lại chiếm một lượng khơng nhỏ. Vì vậy, tác giả đề nghị Tỉnh cần phải thường xuyên mở thêm các lớp đào tạo chuyên môn nhằm bồi dưỡng thêm nghiệp vụ kế toán để nâng cao năng lực và kỹ năng kế toán của các kế toán viên phụ trách.
o Hiện tại cơ chế quản lý, kiểm soát việc lập báo cáo còn thiếu chặt chẽ, tác giả kiến nghị Phịng Tài chính Tỉnh cần có những quy định nghiêm ngặt, chặt chẽ hơn. Ví dụ yêu cầu Phịng Tài chính Huyện thường xun cử người xuống xã, phường hoặc lập ra một ban kiểm soát nội bộ nhằm kiểm tra, thanh tra việc lập báo cáo, theo dõi sổ sách tại xã, phường.
o Hiện tại tất cả các xã, phường đều đã sử dụng tin học trong việc lập báo cáo, tuy nhiên, kế toán xã, phường hiện tại vẫn chưa tận dụng triệt để các kỹ năng tin học, vì vậy tác giả kiến nghị Tỉnh cần mở thêm các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tin học nhằm trau dồi thêm các kỹ năng, kiến thức thiết yếu để làm việc và lập báo cáo. Ngồi ra, Tình cần có một bộ phận hỗ trợ trực tuyến cho các kế toán viên trong quá trình sử dụng phần mềm kế tốn để có thể giải đáp kịp thời những thắc mắc và lỗi phát sinh trong quá trình lập báo cáo trên phần mềm.
o Tỉnh/ Huyện nên có cơ chế khuyến khích các kế tốn viên hồn thành tốt cơng tác lập báo cáo tài chính đạt yêu cầu về nội dung cũng như thời hạn của báo cáo. Ví dụ Tỉnh/ Huyện thực hiện chấm thành tích thi đua cho xã và kế toán viên hàng tháng hàng năm, thực hiện khen thưởng xã và kế toán viên có thành tích hồn thành báo cáo tài chính xuất sắc trong năm.