CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.1 TÌNH HÌNH VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
3.1.1.3 Xu hướng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
Thương mại điện tử đang có tốc độ tăng trưởng hai chữ số nhiều năm nay. Trong năm tới, Bộ Công Thương cho biết thương mại điện tử Việt Nam sẽ sớm phát triển do 92% số người được hỏi cho biết họ là những người dùng Internet thường xuyên. Bên cạnh đó, điện thoại di động và laptop cũng là những phương tiện chủ yếu để truy cập internet tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Mua sắm qua mạng đã dần trở thành thói quen của nhiều người mua hàng Việt Nam.
Xu hướng phát triển TMĐT trong lĩnh vực giải trí
Năm 2014 chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể của TMĐT tại Việt Nam. Trong số các lĩnh vực tiềm năng có thể kể đến xu hướng phát triển TMĐT trong lĩnh vực giải trí như du lịch (đặt vé máy bay và đặt phòng khách sạn), mua vé xem phim,
xem triển lãm, cuộc thi đấu…Dự kiến xu hướng này sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2015.Mua sắm qua mạng sẽ phát triển về chiều sâu, đa dạng và phong phú về số lượng trang web và chủng loại hàng hóa. Trong mơt báo cáo mới cơng bố gần đây, Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin thuộc Bộ công thương cho biết tổng doanh thu thương mại điện tử đã đạt 2,2 tỉ USD trong năm 2013, tăng nhanh 300% so với năm 2012. Doanh thu ước sẽ chạm ngưỡng 4 tỉ USD trước 2015. Một trong những mũi nhọn của sắm qua mạng chính là ngành thời trang, làm đẹp và sách.
Trào lưu mua theo nhóm (groupon):
Tại Việt Nam, trào lưu mua theo nhóm nở rộ . Nhiều ý kiến cho rằng đây chính là thế mạnh của TMĐT. Khả năng kết nối của Internet cho phép thu hút đông người mua, tạo lên sức mạnh khi mua cùng một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ từ mỗi người bán. Cả người bán, người mua và nhà cung cấp dịch vụ trung gian giúp nhiều người mua tập hợp lại với nhau và đều có lợi.
Phát triển các ứng dụng thương mại điện tử cho điện thoại di động và máy tính bảng.
Thương mại điện tử trên nền tảng di động đang dần thâm nhập lĩnh vực bán lẻ. Các thiết bị như smartphone, máy tính bảng từ chỗ là phương tiện để khách hàng xem thơng tin và liên lạc, chuyển sang vai trị tương tác giữa nhà bán lẻ và người dùng. Vấn đề đối với các nhà bán lẻ là giải quyết bài tốn cơng nghệ và dịch vụ thương mại cốt lõi.
Một mơ hình đang phổ biến là sàn giao dịch thương mại điện tử cũng đang chuyển mình để đầu tư vào nền tảng di động. Có lợi thế nhất hiện nay là các sàn thương mại lớn, sẵn có tập khách hàng lớn và chỉ cần phát triển giải pháp di động bên cạnh nền tảng web. Trong khi đó, nhóm các doanh nghiệp mới tham gia chọn cách giải quyết bài tốn cơng nghệ, tạo ra nền tảng ứng dụng tốt rồi mới xây dựng cộng đồng người bán - mua.
Theo kết quả khảo sát mới đây của Nielsen, 58% người tiêu dùng Việt nam dùng điện thoại di động để mua sắm qua mạng. Tỉ lệ này cao thứ 3 ở Đông Nam Á sau Indonesia và Philippines. Thị trường thương mại điện tử 2015 sẽ tiếp tục chú trọng hơn đến xây dựng ứng dụng thương mại điện tử sử dụng được cho điện thoại di động và máy tính bảng.
Dịch vụ thanh toán trực tuyến tiếp tục được cải thiện và phát triển.
Đây là một tín hiệu tốt cho ngành thương mại điện tử Việt Nam và những doanh nghiệp đang áp dụng Digital Marketing để tiếp cận khách hàng khi IDC dự đoán năm 2015 thanh toán trực tuyến Việt Nam đạt mức 2 tỷ USD. Tổng giá trị thanh toán trực tuyến của VN hiện mới chỉ dừng lại ở mức 2-3% tổng giá trị hàng hóa giao dịch bn bán qua Internet. Trong khi đó, con số này tại Trung Quốc là 75%. Với tiềm năng lớn về TMĐT, Việt Nam đã được nhiều nhà cung cấp thanh toán điện tử thế giới để mắt tới, trong đó có PayPal. Cơ sở hạ tầng, năng lực kỹ thuật, hành lang pháp lý cũng đang chuyển biến tích cực để đáp ứng sự phát triển của thị trường.
Khung pháp lí thương mại điện tử Việt Nam ngày càng hoàn thiện.
Cùng với sự ra đời và có hiệu lực của nghị định 185, thời gian tới pháp luật về thương mại điện tử sẽ dần dần ngày càng hoàn thiện bên cạnh việc tăng trưởng tỷ lệ sử dụng Internet của người dân. Nhờ có sự hồn thiện của hành lang pháp lý, tỷ lệ truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến đến năm 2015 dự báo sẽ có xu hướng tăng.
Rõ ràng, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng, hứa hẹn sự phát triển vượt bậc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững thì rất cần sự phối hợp cơ quan chức năng với các thành phần tham gia nhằm nâng cao nhận thức cho cả người mua và người bán khi tham gia thương mại điện tử.