Các nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền bắc của công ty cổ phần may đông mỹ HANOSIMEX (Trang 26 - 29)

- Bộ quần áo thể thao nam nữ Bộ quần áo ngủ mùa hè

2.1.2.1 Các nhân tố vĩ mô

* Các nhân tố về mặt kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của cơng ty đạt hiệu quả cao, khả năng tích tụ và tập trung sản xuất cao. Như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển mặt hàng dệt may của công ty, giúp công ty kinh doanh đạt hiệu quả cao,

tăng sản lượng, mở rộng thị phần, thu càng nhiều lợi nhuận về cho công ty.

-. Tỷ giá hối đối: Đây là nhân tố tác động nhanh chóng và sâu sắc với từng quốc gia và từng doanh nghiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa khi đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm trên thị trường miền Bắc. Cơng ty sẽ khó khăn cho q trình phát triển thương mại, phát triển sản xuất kinh doanh nếu tỷ giá hối đối tăng cao vì nó khiến cho khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh, sản lượng, khả năng tiêu thụ sản phẩm và hoạt động kinh doanh của công ty.

-. Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí kinh doanh của cơng ty cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là khi so với doanh nghiệp có tiềm lực vốn sở hữu mạnh. Nếu lãi suất tăng khiến công ty ứng xử kiểu gì bây giờ cũng khó: chấp nhận vay vốn cao để sản xuất thì sẽ thua lỗ vì khơng thể tăng giá bán hàng quá cao khi người tiêu dùng trở nên dè dặt chi tiêu. Cịn khơng sản xuất thì chi phí duy trì bộ máy cũng là một gánh nặng. Hơn thế, cịn có nguy cơ bị mất thị phần và khách hàng. Cách duy nhất là sản xuất cầm chừng, khơng tính chuyện đầu tư mở rộng. Vì thế việc điều chỉnh lãi suất ngân hàng của chính phủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mặt hàng thương mại cưa công ty.

- Lạm phát: Lạm phát cao các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp sợ không đảm bảo về mặt hiện vật các tài sản, khơng có khả năng thu hồi vốn sản xuất hơn nữa, rủi ro kinh doanh khi xẩy ra lạm phát rất lớn. Và lạm phát cao cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thương mại mặt hàng dệt may của công ty. Trước áp lực lạm phát, cơng ty gặp khó khăn tồn diện trên mọi mặt như áp lực về giá cả nguyên liệu, tiếp cận nguồn vốn khi nhà nước sắt chặt tiền tệ, sức mua của người dân giảm… từ đó sẽ lam f tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp giảm đi, thậm chí thua lỗ, phá sản. * Các chính sách kinh tế của nhà nước:

Các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có tác dụng cản trở hoặc ủng hộ lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Có khi một chính sách kinh

tế của nhà nước tạo cơ hội đối với doanh nghiệp này nhưng làm mất cơ hội cho doanh nghiệp khác. Khi mà nền kinh tế lạm phát cao, các doanh nghiệp găp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì các chính sách kinh tế của nhà nước có vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế. Nhà nước tường dùng các cơng cụ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, điều chỉnh thuế và lãi suất ngân hàng. Các chính sách này giúp cơng ty có thể ổn định việc sản xuất, kinh doanh.

* Các nhân tố thuộc về chính trị pháp luật

Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng giúp cơng ty tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao. Thể hiện rõ nhất là các chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, các chính sách tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động... Các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động phát triển thương mại sản phẩm dệt may của doanh nghiệp.

* Các nhân tố thuộc về cơng nghệ

Nhóm nhân tố khoa học công nghệ tác động một cách quyết định đến 2 yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đó là hai yếu tố chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ hiện đại áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuất (tăng hiệu suất) dẫn tới giá thành sản phẩm giảm. Từ đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

* Các nhân tố về văn hoá xã hội

Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tơn giáo tín ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm dệt may, hàng hóa của cơng ty. Những khu vực khác nhau có văn hóa - xã hội khác nhau do vậy khả năng phát triển thương mại hàng hóa cũng khác nhau, địi hỏi công ty phải nghiên cứu rõ những yếu tố thuộc về văn hóa - xã hội ở khu vực đó để có những chiến lược phát triển thương mại sản phẩm dệt may phù hợp với từng khu vực khác nhau.

* Các nhân tố tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện khuếch trương sản phẩm, phát triển thương mại giảm thiểu các chi phí phục vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm. Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện cho công ty chủ động trong cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, tạo điều kiện cho cơng ty trong q trình sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền bắc của công ty cổ phần may đông mỹ HANOSIMEX (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)