Quy mô sản xuất của công ty trên thị trường miền Bắc

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền bắc của công ty cổ phần may đông mỹ HANOSIMEX (Trang 32 - 34)

- Bộ quần áo thể thao nam nữ Bộ quần áo ngủ mùa hè

2.2.1 Quy mô sản xuất của công ty trên thị trường miền Bắc

Khách hàng trong nước thường quan tâm đến kiểu dáng, độ bền, giá cả và sự phục vụ chu đáo. Mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty trải rộng khắp các tỉnh thành phố trên miền Bắc như Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, …

Hình 2.3:Các chỉ tiêu về quy mơ của cơng ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX trên thị trường miền Bắc

Đơn vị: Tỷ đồng Các chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Sản phẩm 379.793 390.000 428.654 461.436 470.422 Doanh thu 6.77 8.86 16.50 8.35 11.8 Lợi nhuận 0.063 0.172 0.278 0.240 0.199 DT ngành trên miền Bắc 2400 2600 3100 3600 4200 Thị phần ở miền Bắc 0.28% 0.34% 0.53% 0.23% 0.28% Tốc độ tăng trưởng _ 30.87% 86.23% -49.4% 41.32% 32

Nguồn: Bảng cân đối kế tốn của cơng ty cổ phần may Đơng Mỹ - HANOSIMEX

- Doanh thu:

Nhìn vào hình 2.3. ta thấy doanh thu của cơng ty trên thị trường miền Bắc tăng giảm không ổn định. Doanh thu từ 6.77 tỷ đồng năm 2007 lên đến 8.86 tỷ đồng năm 2008, và đến năm 2009 thì đạt mức cao nhất là 16.5 tỷ đồng. Như vậy trong 3 năm từ 2007 đến năm 2009 thì doanh thu của cơng ty trên thị trường miền Bắc liên tục tăng. Điều này là do cơng ty đã đưa ra nhiều chính sách và chiến lược kinh doanh hợp lý. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu không đều qua các năm. Tốc độ tăng như vậy khơng ổn định và thiếu tính bền vững

Đến năm 2010, doanh thu của công ty giảm đột ngột xuống cịn 8.35 tỷ đồng, và đến năm 2011 thì tăng lên 11.8 tỷ đồng, tuy nhiên doanh thu tăng lên không đáng kể. Điều này là là do từ năm 2010, lạm phát ở nước ta tăng cao dẫn đến giá thành nguyên vật liệu tăng mạnh, người dân thắt chặt chi tiêu nên nhu cầu về hàng dệt may cũng giảm đi. Và đến năm 2011, nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách kinh tế nhằm ổn định nền kinh tế, kiềm chế lạm phát nên doanh thu của cơng ty có tăng lên nhưng hiệu quả chưa rõ rệt lắm.

- Lợi nhuận:

Ta thấy lợi nhuận tăng dần từ năm 2007 đến năm 2009. năm 2007, lợi nhuận đạt 63 triệu đồng, thì đến năm 2008 đạt 172 triệu đồng và đạt 278 triệu đồng năm 2009. Điều này là do tốc độ tăng doanh thu của công ty nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí kinh doanh. Nhưng đến năm 2010, lợi nhuận của cơng ty giảm xuống cịn 240 triệu đồng và chỉ còn 199 triệu đồng nam 2011. Như vậy, lạm phát tăng cao làm giá thành nguyên vật liệu, chi phí kinh doanh cũng tăng lên nhiều. Điều đó dẫn đến việc giảm lợi nhuận của công ty trong 2 năm gần đây.

- Thị phần:

Theo số liệu trên thì ta thấy cơng ty cịn chiếm một thị phần doanh thu khá nhỏ so với doanh thu toàn ngành trên thị trường miền Bắc. Thị phần doanh thu của công ty trên thị trường miền Bắc cũng không ổn định qua các năm. Cụ thể là năm 2007,

công ty chiếm thị phần doanh thu đạt 0.28% trên thị trường miền Bắc, nhưng đến năm 2009 thì tăng vọt lên 0.53%. Do chỉ là một công ty nhỏ, công ty gặp nhiều hạn chế trong vốn đầu tư, trình độ lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật…nên khi nền kinh tế lạm phát cao vào năm 2010, thị phần của cơng ty giảm xuống rõ rệt cịn 0.23% và năm 2011 là 0.28%.

Như vậy, ta có thể thấy quy mơ sản lượng của cơng ty có tăng lên qua các năm nhưng do hiệu quả sản xuất chưa hiệu quả, lạm phát cao nên tốc độ tăng của doanh thu, lợi nhuận và thị phần của công ty cịn chưa ổn định, thiếu tính bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền bắc của công ty cổ phần may đông mỹ HANOSIMEX (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)