- Đào tạo, phát triển đội ngũ công nhân lao dộng
3.3.2 Kiến nghị với hiệp hội dệt may
- Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may trong hiệp hội. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp giữa các doanh nghiệp dệt may và hiệp hội nhằm tìm hiểu, đề ra xu hướng phát triển chung từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành. - Tăng cường nghiên cứu phát triển thương mại mặt hàng dệt may, nghiên cứu mẫu mã, thông tin thị trường nhằm hỗ trợ doanh nghiệp dệt may. Bản thân hiệp hội phải là tấm gương đi đầu trong việc thiết kế mẫu dệt may từ đó mới có thể để các doanh nghiệp noi theo. Tận dụng thế mạnh của mình hiệp hội phải cung cấp thơng tin về tình hình thị trường cho các doanh nghiệp trong hiệp hội. Có như thế các doanh nghiệp trong hiệp hội mới tin tưởng và cũng cung cấp thông tin chính xác cho hiệp hội, các doanh nghiệp chưa tham gia hiệp hội sẽ tích cực tham gia hơn.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân viên cho các doanh nghiệp, đào tạo trình độ kỹ thuật cho cơng nhân, trình độ chun mơn cho các nhân viên, đặc biệt là nhân viên phát triển thương mại và nhân viên thiết kế. Có thể mở những lớp đào tạo thiết kế cho các nhân viên của các doanh nghiệp, đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc thi thiết kế hàng dệt may nhằm khuyến khích mọi tầng lớp tham gia vào cơng việc thiết kế.
- Có những hỗ trợ về tài chính cũng như thơng tin cho các doanh nghiệp dệt may. Có thể tập trung nguồn vốn thành một quỹ tương đối nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi gặp khó khăn, quỹ này có thể nhà nước góp một phần, các doanh nghiệp góp từ trích quỹ lợi nhuận của mình. Hình thức hỗ trợ dưới dạng cho vay
tín dụng dựa trên uy tín như thế khắc phục được yếu tố thủ tục và thời gian cho các doanh nghiệp