- Chiến lược giá: Chiến lược giá của Docimexco được định giá cho sản phẩm
Chương IV: Kết Luận Và Kiến Nghị
4.2.2 Đối với nhà nước:
Khi xuất khẩu gạo, cần có sản phẩm chất lượng, muốn có chất lượng việc
trước tiên là cần phải có những giống lúa tốt:
Trên thực tế: Giống lúa được coi là hàng đầu trong chi phối trực tiếp đến chất lượng gạo. Đối với mỗi giống lúa khác nhau sẽ cho một loại chất lượng
khác nhau như gạo nếp, gạo thường, gạo thơm, gạo dẽo, gạo dài, gạo ngắn
hạt...Do vậy, nhà nước cần xây dựng những chính sách, những viện nghiên cứu khoa học về chế và tạo ra những giống lúa mới khơng những có chất lượng, có
năng xuất và phải phù hợp với địa hình khí hậu, có khã năng kháng các loại sâu bệnh chống chịu tốt với điều kiện khí hậu của nước ta. Vừa đáp ứng tiêu dùng trong nước, vừa có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xuất khẩu sang những thị trường thế giới ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Như ở Tây Âu, Nhật Bản,
Bắc Mỹ, người ta thường ưa dùng những loại gạo hạt dài, chất lượng. Cịn ở
Ơxtrâylia,Trung Quốc, Hàn Quốc… người ta thường dùng gạo hạt trong, dẽo; một số thị trường cấp cao thích dùng gạo hạt thơm, đặc sản, có hàm lượng dinh
dưỡng cao. Đối chiếu với nước ta, thấy sự đa đạng về chủng loại xuất khẩu gạo
của nước ta còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết thế mạnh vốn có so với tiềm
năng sẳn có của Ta về đất đai.
Phẩm chất bao gồm: mùi vị (mùi thơm), dẽo dễ hấp thụ giá trị dinh dưỡng cao, gạo nước ta thua Thái Lan về sự không đồng đều và hàm lượng dinh dưỡng thấp thua lượng sắt (Fe)...Các tiêu thức này phụ thuộc nhiều vào giống lúa, vì giống lúa khác nhau sẽ cho phẩm chất khác nhau. Chẳn hạn như giống lúa nổi tiếng, thơm giá trị dinh dưỡng cao, dể hấp thụ, mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cũng loại gạo đặc sản Mali của Thái Lan chỉ có mùi thơm nhẹ hơn…phẩm chất gạo
có giá trị dinh dưỡng cao hơn những giống lúa lai tạo, nhưng tùy theo điều kiện khí hậu và sự phát triển của khoa học kỹ thuật ở từng thời kỳ khác nhau, sẽ có
cách đánh giá chất lượng phù hợp. Tạo ra những giống lúa có khã năng chống
chịu được sâu bệnh.Vì vậy mà nhà nước cần có những chính sách khen thưởng cũng như những mức lương thỏa đáng đối với các nhà nghiên cứu khoa có những phát minh sáng chế nổi bật. Trách tình trạng chảy máu chất sám.
Nhà nước cần hỗ trợ áp dụng khoa học sau thu hoạch lúa gạo: hiện nay, công nghệ sau thu hoạch vẫn chưa đầu tư đúng mức. Việc thu hoạch lúa vẫn chủ yếu bằng thủ công, máy cắt gặt đập liên hợp vẫn chưa phổ biến nhiều ở vùng canh tác nhỏ, nông dân phơi lúa ở sân gạch, trên đường giao thông, nên tỷ lệ hạt gạo gẫy cao và hàm lượng sạn nhiều, mấm mốc nhiều do mưa gió... khu bảo quản hiện rất ít phương tiện phịng chống vi sinh vật phần nào cũng làm chất
lượng giảm xuống. Vì vậy nhà nước cần chú trọng và hỗ trợ vốn để tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp khi đó cần xây dựng các khu bảo quản sau thu hoạch lúa.
Nhà nước cần bình ổn về giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tuyên
truyền những loại thuốc có chế phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, mở những lớp dạy căn bản cho người dân để trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về làm rộng như cách bón phân, phun thuốc, đúng nơi, đúng lúc, đúng thời điểm, bón
đúng điều lượng, áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng khả năng chống chịu với khí
hậu. Tăng canh tác những mẫu lớn hơn, nâng cao thu hoạch bằng cách áp dụng ba giảm ba tăng, hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc chiết xuất từ sinh học như: chubeca.., plasti...là sản phẩm tiên phong trong thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam,với tác dụng khích thích lúa chổ tập chung, hoạt chất sinh học làm
mát cây dưỡng lá đày, phòng ngừa dịch hại, tăng năng xuất, chất lượng hạt, an tồn mơi trường...
Nhà nước thành lập các hoạt động hỗ chợ nông dân: Hội nông dân Việt Nam liên kết với các doanh nghiệp về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, thành hệ thống thông trung tâm, vận động doanh nghiệp về hỗ trợ công nghệ thông tin, Tổ chức hội nơng dân học tập, có kiến thức chun canh về nơng nghiệp tốt từ
đó “biết cách” áp dụng vào sản xuất tạo được sản phẩm nông sản tốt cho dân tộc
ta, có nguồn đầu ra vững chắc, từ đó tạo đà cho việc xuất khẩu.
Phải có chính sách hỗ trợ vốn, th, giá...cho việc xuất khẩu. Cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển hay không nhờ vào việc xuất và nhập khẩu của nước đó có tiềm lực hay
Phải hỗ trợ các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: gạo, thủy sản, hạt điều...
để sản xuất sang thị trường Trung Đông, Eu, Châu Mỹ La Tinh...
Chính sách đầu tư xúc tiến thương mại: muốn phát triển kinh tế đất nước,
thì mỗi quốc gia dù nghèo hay giàu, dù mạnh hay yếu cũng rất quan tâm đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp của mình phát triển, mà đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Hơn nữa hoạt động trong nền kinh tế thị trường còn non trẻ, các công ty xuất khẩu lương thực, thực phẩm Việt Nam không những thiếu thông tin về thị trường mà đồng thời cũng khơng có đủ khả năng về tài chính để có thể tham gia các hoạt động Marketing, chào hàng quốc tế, trực tiếp tìm kiếm khách hàng nước ngoài. Đồng thời Nhà nước nên dành một nguồn kinh phí nhất
định của Ngân sách để hỗ trợ cho công tác xúc tiến thương mại, nhất là cho việc
xuất khẩu.Thường xuyên tổ chức các chương trình hội chợ triển lãm nhằm giới thiệu sản phẩm, giúp doanh nghiệp tìm kiếm được thị trường và ký kết hợp đồng thông qua hội chợ triển lãm đó.
Nhà nước cần có các qui chế, qui định rõ ràng để bảo vệ cho ‘thương hiệu
xuất khẩu” mặt hàng nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng, cũng như ở trong
nước. Bảo hộ quyền sở hữu đối với các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng
cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá.
Vấn đề thủ tục hải quan: nhà nước nên giảm bớt các thủ tục Hải Quan không cần thiết, các thủ tục phải rõ ràng, cần sử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm nhằm hạn chế những phát sinh tiêu cực. Doanh nghiệp phải tốn chi phí với mọi lơ hàng, chi phí này ln thay đổi theo giá trị lô hàng. Khi làm thủ tục
Hải Quan, cán bộ Hải Quan trách làm chậm trễ thời gian xuất khẩu, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Nhà nước cần can thiệp vào làm trong sạch đội ngũ Hải Quan giúp doanh nghiệp giảm chi phí trong qua trình xuất khẩu.
Theo bộ Thương mại những ưu đãi như hiện nay dành cho sản xuất hàng xuất khẩu là tương đối đầy đủ. Vấn đề chính hiện nay là làm sao để tăng cường tính minh bạch và tính phổ cập của những ưu đãi này, đồng thời thi hành chúng một cách nhất quán trên thực tế khơng để những khó khăn vướn mắc về thủ tục hành chính.
Cần xây dựng kênh thông tin thương mại thông suốt từ ở các cơ quan
thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Thương mại đến các Sở Thương mại,
các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng lương thực, thực phẩm. Tổ chức cung cấp
hình tiêu thụ hàng lương thực, thực phẩm trên thế giới cho các doanh nghiệp biết
đến sản phẩm đó là của Việt Nam.
Chính sách mơi trường: Ngày nay người tiêu dùng ngày càng quan tâm
đến sản phẩm và dịch vụ ở góc độ mơi trường. Do đó những sản phẩm được
sản xuất trong điều kiện không đảm bảo sẽ mất dần cơ hội trên thị trường. Tại
Châu Âu môi trường được coi là điều kiện mặc định cho đàm phán kinh
doanh. Sự gia tăng mối quan tâm đến môi truờng đã thúc đẩy EU thiết lập
những tiêu chuẩn mới trong lĩnh vực này trong đó bao gồm chính sách quản lý bao bì và phế thải. Do đó nhà nước cần quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn trong việc muốn mở rộng thị trường gạo cũng như tất cả các mặt hàng xuất khẩu thì nhất định phải tuân theo qui luật chung của toàn cầu.