Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Đánh giá của người dân về tình hình tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã đa tốn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 27)

2.2.1.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc, từ một nước thuộc địa đến tận cuối thế kỷ XIX, đã đi lên từ vị trí giữa những nước nghèo nhất thế giới nay trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới, Hàn Quốc đã cho thấy sức mạnh và tiềm năng khổng lồ của mình. Nền tảng cơ bản cho sự vươn mình nỗ lực đó chính là Saemaul Undong - mô hình phát triển làng mới mang đặc sắc riêng Hàn Quốc.

Tháng 4/1970, Chính phủ Hàn Quốc phát động “ Phong trào nông thôn mới” với cách thức hoạt động chủ yếu là “ Chính phủ là chủ đạo, cung cấp nguyên liệu, tài liệu. Hội nông dân tổ chức cho nông dân thực thi cụ thể”. Tinh thần Seamaul Undong được xây dựng với ba trụ cột “chuyên cần - tự giác - hợp tác”. Ba trụ cột đó là những giá trị xuyên suốt trong quá trình phát triển nông thôn nói riêng và phát triển xã hội Hàn Quốc nói chung, được công nhận đã góp công đưa GNP bình quân từ 85USD lên 20.000USD sau 30 năm phát triển. Tới nay, thông qua phong trào NTM, Hàn Quốc đã phổ cập được hạ tầng cơ sở nông thôn khá đồng bộ và hiện đại, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, nâng cao trình độ tổ chức của nông dân, chấn hưng tinh thần quốc dân, cuộc sống của người nông dân cũng đạt đến mức khá giả, nông thôn

Hàn Quốc cũng đã bắt kịp tiến trình hiện đại hóa của đất nước, đồng thời đưa thu nhập của Hàn Quốc đạt chỉ tiêu của một quốc gia phát triển. (Tintucxalo.vn. Phát triển nông

thôn - Từ điểm nhìn Hàn Quốc)

2.2.1.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của Thái Lan

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác.

Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước có chiến lược xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước….

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các nội dung sau: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội

lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.

Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển.

Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc CNH - HĐH thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình CNH - HĐH đất nước.

2.2.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản trong phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”

Oita là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản, cách Thủ đô Tokyo khoảng 500 km. Cuối những năm 70, khi Nhật Bản đã cơ bản thực hiện xong công cuộc công nghiệp hóa đất nước, các ngành công nghiệp đã được hình thành và phát triển ở khu vực thành phố tạo nên sự thu hút mạnh mẽ về lao động từ các vùng nông thôn, trong đó có Oita. Thế hệ trẻ sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề đều không muốn trở về vùng nông thôn nơi họ đã được sinh ra và lớn lên mà muốn ở lại các thành phố và trung tâm công nghiệp. Điều này đã dẫn đến tình trạng hoang tàn và giảm dân số nghiêm trọng ở vùng nông thôn nói chung và Oita nói riêng – hầu như chỉ còn người già và con trẻ ở những khu vực này.

Đứng trước tình hình đó, ngay sau khi được bổ nhiệm làm người đứng đầu tỉnh Oita, ngài Morihiko Hiramatsu đã đề xuất một loạt sáng kiến để khôi phục lại kinh tế của Oita, trong đó có Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”

Hợp tác xã nông nghiệp Oyama được trưng bày riêng một khu vực gọi là “Konohana Garten” và bán với hình thức đưa hàng đến giao hàng ngày cho hệ thống các siêu thị trên toàn đất nước là một giải pháp thị trường mang tính sáng tạo cao. Chất lượng chính là yếu tố thành công của phong trào, yếu tố này không chỉ thể hiện ở bản thân chất lượng của hàng hóa được kết tinh ở công nghệ chế biến và bảo quản đã được giám định kỹ lưỡng bởi các cơ quan chức năng cũng như bởi ý thức sản xuất hàng hóa

chất lượng cao trong hành vi của người Nhật Bản mà còn thể hiện rất rõ ở nghệ thuật bao bì, đóng gói, luôn bắt mắt và thuận tiện cho việc vận chuyển, sử dụng của người tiêu dùng. Ngoài hệ thống cửa hàng tại các siêu thị, các sản phẩm của Hợp tác xã nông nghiệp Oyama còn được bán ở hệ thống các trạm nghỉ dọc đường (tiếng Nhật là: Michi-no-Eki).

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng, Phong trào cũng đề cao vai trò của việc nghiên cứu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực. Vì đây chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững. Và một yếu tố khác khiến cho Phong trào OVOP thành công tại Nhật Bản đến như vậy là vì Phong trào đã hình thành nên cho người sản xuất tinh thần lao động với ý thức rất cao về sản phẩm của mình làm ra.

Năm 2003, thu nhập bình quân đầu người của người dân Oita đạt 22.800 USD/người/năm, cao gấp 2 lần so với thời điểm bắt đầu triển khai Phong trào. Giá trị sản phẩm nông nghiệp bình quân đầu người cũng cao gấp đôi. Trong đó sản phẩm chanh Kabosu của tỉnh này vươn lên chiếm 100% thị phần trong nước. Phong trào đã nhanh chóng lan ra nhiều nước ở châu Á, châu Phi như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Tuynidi...

Có 3 nguyên tắc cơ bản để phát triển Phong trào OVOP: • Hành động địa phương nhưng tư duy toàn cầu

• Tự tin sáng tạo

• Phát triển nguồn nhân lực.

Mỗi địa phương, tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình, lựa chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của địa phương để phát triển. Yếu tố thành công chủ yếu của Phong trào OVOP là việc nhận biết những nguồn lực chưa được sử dụng tại địa phương trước khi vận dụng nguồn lực một cách sáng tạo để cung cấp trên thị trường. Trong Phong trào ở Oita, người ta có thể tìm ra những sản phẩm rất bình dị trong cuộc sống như nấm Shitake và các sản phẩm từ sữa bò, hàng gỗ mỹ nghệ ở thị trấn Yufuin, cam, cá khô ở làng Yonouzu, chè và măng tre ở làng

Natkatsu…Trong 20 năm kể từ năm 1979-1999, Phong trào "Mỗi làng một sản phẩm" đã tạo ra được 329 sản phẩm với tổng doanh thu là 141 tỷ yên/năm (trên 1.1 tỷ USD hay 19.000 tỷ đồng Việt Nam).

 Tổng kết bài học kinh nghiệm trong phát triển nông thôn của các quốc gia Phát triển nông nghiệp để xây dựng một nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, từ các góc cạnh khác nhau, đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này là bài học cho Việt Nam. Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Từ kinh nghiệm trong PTNT ở các nước cho thấy: Dù đây là các quốc gia đi trước trong vấn đề hiện đại hóa trong tiến trình hiện đại hóa, họ đều tương đối chú trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn. Các cách làm này chủ yếu bao gồm: Kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp; Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại; Cố gắng nâng cao thu nhập cho nông dân; Nâng cao trình độ tổ chức cho người nông dân; Thúc đẩy đổi mới kỹ thuật, bồi dưỡng nông dân theo mô hình mới.

Bất luận tiến trình đô thị hóa và công nghiệp hóa được thúc đẩy thế nào, các nước có đa phần dân số làm nghề nông cũng buộc phải chấp nhận một thực tế: Vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm nữa, số dân tiếp tục dựa vào nông nghiệp để mưu sinh vẫn là số lớn. Bởi vậy, PTNT không phải là một quy hoạch kinh tế ngắn hạn, mà là một quốc sách lâu dài.

Một phần của tài liệu Đánh giá của người dân về tình hình tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã đa tốn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w