dựng nông thôn mới
2.1.5.1 Cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới
Đảng và Nhà nước đã thể hiện sự quyết tâm trong xây dựng NTM thông qua các mục tiêu phấn đấu trong quá trình xây dựng NTM là xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để xây dựng NTM, Đảng và Nhà nước đã ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy hoàn thiện xây dựng. Các cơ chế, chính sách này có ảnh hưởng lớn đến tình hình thực hiện trong xây dựng NTM của các địa phương. Nó đem lại các tác động về kinh tế, xã hội và môi trường ở nơi thực hiện xây dựng NTM. Quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình. Cách thức tiến hành đúng tiến độ, thời điểm tạo động lực đẩy mạnh hoàn thiện, tuy nhiên nếu chủ quan, nóng vội sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của mô hình.
2.1.5.2 Trình độ và năng lực của cán bộ thực hiện
Đội ngũ cán bộ là khâu quan trọng, đóng vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác thực hiện xây dựng NTM. “Cán bộ là gốc của mọi việc”, do đó năng lực quản lý, điều hành thực hiện xây dựng NTM cũng như năng lực chuyên môn của từng cán bộ cơ sở ảnh hưởng tới mức độ hoàn thiện các tiêu chí. Cán bộ có năng lực tốt, chuyên môn giỏi sẽ đưa ra được các mục tiêu, nội dung thực hiện phù hợp, tạo động lực phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí và ngược lại sẽ làm mất lòng tin của nhân dân.
Sự tham gia của quần chúng là yếu tố chủ yếu, là một trong những thành tố chính của sự phát triển cộng đồng trong thời gian gần đây. Sự tham gia của quần chúng là phương tiện hữu hiệu để huy động tài nguyên địa phương, tổ chức và tận dụng năng lực, tính sáng tạo của quần chúng vào các hoạt động phát triển. Nó giúp xác định nhu cầu của cộng đồng và giúp tiến hành những hoạt động phát triển để đáp ứng những nhu cầu này. Hơn nữa, quần chúng là đối tượng hưởng lợi chính, trực tiếp của mô hình NTM.
Trình độ học vấn, chuyên môn của hộ, sự phát triển của kinh tế hộ, sự nhận thức về vai trò, ý nghĩa của chương trình đối với địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến các hình thức tham gia và mức độ tham gia xây dựng NTM của địa phương. Các hình thức tham gia là: Có quyền được biết một cách tường tận, rõ ràng những gì có liên quan mật thiết và trực tiếp đến đời sống của họ. Được tham dự các buổi họp, tự do phát biểu, trình bày ý kiến, quan điểm và thảo luận các vấn đề trong xây dựng NTM. Được cùng quyết định, chọn lựa các giải pháp hay xác định các vấn đề ưu tiên; Cùng đóng góp công sức, tiền của để thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn. Người dân cùng được lập kế hoạch dự án và quản lý điều hành, kiểm tra giám sát, đánh giá các chương trình dự án phát triển cộng đồng. Mức độ tham gia vào xây dựng NTM còn ảnh hưởng đến kết quả của việc thực hiện các tiêu chí. Xây dựng NTM là quá trình phát triển, xây dựng nông thôn hiện đại có dựa vào năng lực của cộng đồng, do vậy, năng lực của người dân, sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng NTM ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của mô hình do người dân là đối tượng hưởng lợi trực tiếp.
2.1.5.4 Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương
Cơ cấu đất đai: ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách dồn điền đổi thửa, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng gây ảnh hưởng tới công tác quy hoạch, gây ảnh hưởng đồng bộ tới việc hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM.
Nguồn lao động: có vai trò lớn trong quá trình thực hiện xây dựng NTM. Góp phần đẩy nhanh hoàn thành tiêu chí. Địa phương có nguồn lao động dồi dào tham gia
vào xây dựng NTM thì sẽ tiết kiệm được nguồn kinh phí do không phải thuê từ bên ngoài, hơn nữa tạo nên sự đoàn kết trong dân, cùng nhau đóng góp xây dựng NTM.
Nguồn vốn: Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự thành công của mô hình. Nguồn vốn đáp ứng được cho công tác thực hiện xây dựng góp phần hoàn thiện các tiêu chí do đây là yếu tố tiên quyết. Nguồn kinh phí này được đầu tư từ nhiều nguồn như ngân sách của nhà nước, của thành phố, huyện và của xã; sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn và đặc biệt là nguồn huy động từ trong dân. Nguồn vốn tự lực của địa phương thường là nguồn thu từ các hoạt động đấu giá đất, cho thuê đất trên địa bàn hay bán đất giãn dân. Để xây dựng NTM có hiệu quả và đúng tiến độ thì cần các cơ chế đặc thù đẩy mạnh sự tham gia, đóng góp của nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp, tăng cường nguồn vốn ngân sách, giải ngân hợp lý.