- Nguyên tắc bảo đảm dự thầu hoặc bảo đảm thực hiện hợp đồng.
3.1.1. Thuận lợi khi áp dụng trình tự thủ tục trong đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
số kiến nghị nhằm hoàn thiện qui chế đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và đấu giá hàng hóa.
3.1 Thực trạng về trình tự thủ tục đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
3.1.1. Thuận lợi khi áp dụng trình tự thủ tục trong đấu thầu hànghóa, dịch vụ. hóa, dịch vụ.
* Về pháp luật, chính sách, cơ chế.
Trước năm 1990, do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là tập trung bao cấp và chế độ nên chưa có văn bản pháp luật nào quy định về hoạt động đấu thầu nói chung và đấu thầu hàng hóa dịch vụ nói riêng. Với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, đến năm 1994, Việt Nam đã ban hành văn bản đầu tiên quy định một nguyên tắc hoàn chỉnh cho hoạt động đấu thầu, đó là quyết định 183/TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 16/4/1994 về thành lập hội đồng xét thầu quốc gia để tư vấn cho Thủ tướng chính phủ quyết định định kết quả đấu thầu các dự án đầu tư có giá trị 100 tỷ đồng trở lên. Sau nhiều lần ban hành và sửa đổi Quy chế đấu thầu (ban hành kèm theo Quyết định 183/TTg) đến nay Viêt Nam đã có một bộ luật về Đấu thầu năm 2005 và Năm 1997, hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ lần đầu được quy định trong Luật thương mại được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997, từ Điều 141 đến Điều 162. Trước yêu cầu hội nhập quốc tế, ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Luật thương mại 2005 thay thế cho Luật thương mại năm 1997. Theo đó, các nhu cầu liên quan đến đấu giá hàng hóa, dịch vụ trong thương mại hiện nay đều được điều chỉnh thống nhất
trong Luật thương mại 2005. Những quy định trong Luật thương mại 2005 gồm 18 điều (từ Điều 214 đến Điều 232). Điều này chứng tỏ các nhà làm luật của Việt Nam đã chấp nhận các quy luật của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, việc thay đổi này chứng tỏ mức độ xã hội hóa của cơng tác đấu thầu ngày càng cao, ngày càng nhiều lĩnh vực mua sắm phải thực hiện qua đấu thầu. Điều này chứng tỏ tính cấp thiết của việc mua sắm thông qua đấu thầu, mặt khác chỉ ra rằng, chính sách của Nhà nước về quản lý đấu thầu là đúng đắn và được mọi tầng lớp nhân dân, cơ quan, bộ, ngành ủng hộ. Cơ chế đấu thầu kép kín đã được thay đổi, khơng cịn hiện tượng "xin- cho" trong đấu thầu. Các nhà thầu đều có cơ hội ngang nhau trong đấu thầu cạnh tranh. Cũng nhờ xã hội hóa đấu thấu, tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp trực thuộc bộ chủ quản, các công ty của quân đội, công an đã được thực hiện nhanh chóng. Tóm lại, pháp luật về đấu thầu và công tác quản lý đấu thầu đã góp phần quan trọng trong thực thi hoạt động đấu thầu ở Việt Nam. Điều này đã tạo ra chuyển biến lớn về chính sách, cơ chế kinh tế ở Việt Nam và gắn liền với nó là hiệu quả kinh tế và ổn định xã hội.
* Về chuyên môn.
Đối với việc thẩm định hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hóa và đánh giá kết quả chấm thầu hiện nay đã có rất nhiều tiến bộ. Các vấn đề về nhầm lẫn, để lọt trường hợp tiêu cực trong hoạt động đấu thầu đã dần được hạn chế. Cuối cùng chỉ các nhà thầu nào xứng đáng, phù hợp với hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá mới được trao hợp đồng. Để có được kết quả này quy trình đấu thầu phải thơng qua các cấp trung gian của các cơ quan chức năng để tham mưu, tư vấn và góp ý trước khi được chính thức phê duyệt. Tuy nhiên cũng địi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu phải thực sự có chun mơn, nghiêm túc, minh bạch trong quá trình thẩm định phê duyệt.
Thực tế trong những năm qua công tác đấu thầu ở nước ta cho thấy, các cơ quan quản lý đấu thầu ở trung ương, địa phương và các bộ, ngành đã có nhiều cố gắng trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, đã đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý đấu thầu tốt, có năng lực và kinh nghiệm. Nhờ vậy,
cơng tác quản lý đấu thầu và thực hiện đấu thầu đã đi vào nề nếp và đạt được hiệu quả nhất định trong quản lý kinh tế và đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao.
* Những ưu điểm.
Trình tự thủ tục trong đấu thầu hàng hóa, dịch vụ có rất nhiều ưu điểm khi áp dụng trong thực tế nhưng có thể chỉ ra các ưu điểm cơ bản sau:
Một là, đấu thầu là hình thức tiên tiến mà đạt hiệu quả kinh tế cao bởi vì qua đấu thầu bằng sự cạnh tranh công bằng cho phép chọn ra nhà thầu tối ưu từ những nhà thầu có lịng nhiệt thành mong muốn trở thành đối tác của bên mời thầu. Đấu thầu đã được hình thành áp dụng từ nhiều thế kỷ trước và vẫn còn tồn tại phát triển trong nền kinh tế hiện đại, Việt Nam đã công nhận và được pháp luật điều chỉnh đấu thầu trong những năm gần đây là một thành quả to lớn đem lại thành quả cao cho nền kinh tế giúp chúng ta có những bước phát triển vượt bậc.
Hai là, đấu thầu mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật tối ưu qua độ tin cây cao và chính xác của hình thức này. Trong q trình tổ chức đấu thầu các nhà thầu phải cung cấp thơng tin về thực trạng của mình một cách chính xác và trung thực đồng thời họ cịn có bảo lãnh dự thầu nên tạo được độ tin cây cao. Và trên cơ sở các hồ sơ dự thầu, bên mời thầu sẽ đánh giá xét thầu theo các phương pháp đã nêu trong hồ sơ mời thầu và chọn ra nhà thầu bảo đảm về mặt kỹ thuật, cơng nghệ bằng cách có chi phí thấp nhất mà bảo đảm được sự chặt chẽ tuân thủ pháp luật nên nó đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ba là, trên cơ sở ban hành qui chế đấu thầu và qua những lần sửa đổi bổ sung Nhà nước ta đã tạo ra một mơi trường pháp luật tương đối hồn chỉnh. Qua đó các chủ thể trong nền kinh tế lấy làm những căn cứ để áp dụng vào thực tiễn và cũng là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong các hoạt động đấu thầu nhất là đấu thầu mua sắm hàng hoá, dịch vụ. Đối với Nhà nước, thơng qua qui chế đấu thầu có thể quản lý chặt chẽ các hoạt động đầu tư, nhất là các dự án có nguồn vốn của Nhà nước hay của các tổ chức quốc tế. Khi chủ đầu tư bỏ vốn vào dự án thì có thể theo dõi quản lý được từng bước thực hiện triển khai cuả dự án cũng như các gói thầu thuộc
dự án qua q trình trình duyệt của các bước thực hiện. Trong qui chế đấu thầu có qui định rõ ràng cách thức tiến hành, từng bước thực hiện và định rõ trách nhiệm của bên mời thầu, bên dự thầu và các cấp quản lý có liên quan dẫn tới việc kiểm tra, giám sát và quản lý hoạt động đấu thầu thuận lợi và cơng minh. Như vậy đấu thầu có thể rút ngắn được thời gian thực hiện của một dự án do phân rõ công việc, thời gian hoàn thành nên làm tăng hiệu quả kinh tế.
Bốn là, khi chúng ta áp dụng thực hiện đấu thầu còn tạo ra cơ hội cho các nhà thầu quốc tế xâm nhập vào Việt Nam làm tăng nguồn đầu tư nước ngoài cũng như tạo ra sự hoà nhập của nền kinh tế nước ta với các nước khác trên thế giới. Thơng qua hình thức đấu thầu quốc tế bên mời thầu tạo điều kiện cho các nhà thầu tham gia dự thầu để mở rộng thị trường hoạt động và khai thác kinh doanh qua đáp ứng những yêu cầu của gói thầu. Nhà thầu quốc tế thường có khả năng về nguồn lực tương đối mạnh, hàng hố, có chất lượng cơng nghệ cao và khi thực hiện họ cịn có các dịch vụ đào tạo, hướng dẫn có chất lượng tốt. Mặt khác trong nền kinh tế của chúng ta ngày nay "Vốn" là vấn đề khó khăn và cần thiết cho mọi hoạt động nên cần có nguồn vốn từ bên ngồi thúc đẩy cho sản xuất kinh doanh trong nước. Hiện nay đã có rất nhièu dự án có nguồn vốn từ nước ngồi mà chủ thể đó rất muốn đồng vốn của mình phải đạt được mục đích và có hiệu quả cao về kinh tế. Khi chúng ta tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện toàn bộ hay từng phần của dự án theo các gói thầu thì bên cho vay, đầu tư vốn rất yên tâm tin tưởng thì tạo được uy tín trên thị trường thế giới dẫn tới chúng ta có thể thu hút được nguồn vốn lớn phục vụ cho cơng cuộc Cơng nghiệp hố, Hiện đại hoá để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.