- Hoàn thiện văn bản pháp lý về đấu thầu.
3.1.1 Những vướng mắc trong quy định của pháp luật về đấu giá hàng hóa.
3.1.1 Những vướng mắc trong quy định của pháp luật về đấu giáhàng hóa. hàng hóa.
Bán đấu giá hàng hóa là một hình thức mua hàng ưu việt, đem lại lợi ích rất to lớn cho các chủ thể đặc biệt là người bán và người mua. Đây là hoạt động để khách hàng thể hiện trình độ, hiểu biết, khả năng đánh giá hàng hóa cũng như tiềm lực tài chính của mình.
Trong mơi trường bán đấu giá ở Việt Nam hiện nay, mặc dù các quy định của pháp luật rất chi tiết, cụ thể... góp phần cho hoạt động bán đấu giá ngày càng được cải thiện, càng sôi nổi và thu hút nhiều người tham gia đấu giá. Tuy nhiên, hoạt động này chưa thực sự có tiếng vang và gần đây cịn có nhiều vụ việc gây tranh cãi xung quanh những quy định của pháp luật, làm ảnh thưởng tới lợi ích của người mua và người bán. Cụ thể:
Thứ nhất Về các chủ thể tham gia bán đấu giá hàng hóa.
Người bán đấu giá hàng hóa là doanh nghiệp bán đấu giá hàng hóa, trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Hội đồng bán đấu giá tài sản (28). Theo đó, người bán đấu giá hàng hóa phải có đầy đủ điều kiện theo Luật định. Tuy
nhiên đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ nên hầu hết những người làm cơng việc này bỡ ngỡ, thiếu tính chun nghiệp, đội ngũ đấu giá viên cịn mỏng, ít kinh nghiệm thực tiễn, chủ yếu vừa học vừa làm. Mặt khác, đa số doanh nghiệp bán đấu giá kinh doanh đa nghành nghề, trong đó bán đấu giá chỉ là một lĩnh vực đăng ký kinh doanh mới được bổ sung do vậy quy mô của doanh nghiệp còn tương đối nhỏ.
Hiện tượng bỏ cọc và trò đùa với đấu giá từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi của những người tham gia đấu giá diễn ra ngày càng phổ biến...Ví
dụ, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh Long An, nhân viên nhận được điện thoại từ một người tự xưng là chủ doanh nghiệp đề nghị ủng hộ 2 tỷ đồng cho đồng bào miền Trung, cô nhân viên Hội Chữ thập đỏ đến gặp mặt, ông giám đốc bảo: đã suy nghĩ lại. Cuối cùng thay vì 2 tỷ đồng như đã hứa, gần một tháng sau, qua rất nhiều lần hẹn, ơng chủ cơng ty quyết định móc tiền túi riêng ủng hộ 200.000 đồng và còn yêu cầu tên của mình phải được xứng lên trong Chương trình văn nghệ gây quỹ từ thiện sau đó (29). Chuyện này xảy ra với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Long An, tuy nhiên đây không phải là trường hợp duy nhất,
(28) Điều 34 – Nghị định 05/CP.
(29) Theo báo Vnpress, chuyên mục đời sống ngày thứ sáu ngày 26/11/2010 có rất nhiều đại gia tham gia làm từ thiện bằng mồm nhằm đánh bóng tên tuổi của mình.
bởi theo những người gắn bó với hoạt động quyên góp làm từ thiện, chuyện bị các nhà hảo tâm dỏm lừa bịp hoặc hứa hẹn đã quá quen thuộc, thường xuyên sảy ra.
Một nhân viên Hội Chữ thập đỏ tại Đồng Nai kể, cũng như trường hợp trên, hơn tháng trước, tại một buổi kêu gọi ủng hộ người nghèo với sự có sự chứng kiến của cơ quan thông tấn báo chí, nhiều doanh nghiệp đã hùng hồn đứng lên tuyên bố sẽ ủng hộ số tiền lên đến nhiều tỷ đồng. Tuy nhiên ngay sau khi báo chí đưa tin, nhân viên hội chữ thập đỏ đến nhận tiền thì hầu hết họ đều làm ngơ.
Hoặc có những chương trình mà các danh nghiệp đều có người đại diện và họ cũng ký luôn vào giấy cam kết sẽ cho tiền, tuy nhiên việc lấy tiền lại giống như đi xin. Nhiều người cho rằng ‘lúc ấy cao hứng’, số khác lại lờ đi
như khơng có chuyện gì xảy ra. Họ thường xuất hiện trong bộ cánh sang trọng, chọn những vị trí cạnh các cơ chân dài, các doanh nghiệp nổi tiếng hoặc ngồi nép vào một góc kín rồi bất ngờ lên tiếng trả giá cao để gây sự chú ý của mọi người”... Có một số người chỉ trả vài lần rồi im, cũng có người theo ln đến cuối nhưng đến khi bảo ký cam kết quyên góp thì lặn mất tăm. Vì họ khơng phải là con nợ nên chúng ta khơng có cơ sở để địi tiền. Như vậy,
từ những chương trình đấu giá được đầu tư cơng phu trở nên đổ sông đổ bể mà chẳng thu được gì. Điều đó, làm thất thốt hàng chục tỉ đồng của nhà nước, ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của các cuộc đấu giá.
Bên cạnh đó cịn xuất hiện một số đối tượng khác làm lũng loạn cuộc đấu giá, khiến cuộc đấu giá khơng được cơng bằng, khơng mang tính chất cạnh tranh đúng như tính chất của các cuộc bán đấu giá. Đó là: “cị đấu giá. Ví dụ hiện nay, lãnh đạo một số huyện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đang lo lắng bởi tại một số phiên đấu giá đất, đã xuất hiện tình trạng một số đối tượng tham gia đăng ký đấu giá với khối lượng thửa đất lớn, kèm với đó là bỏ thầu giá đất thật cao. Tuy nhiên, khi trúng đấu giá, các đối tượng này lại bỏ tiền cọc, không mua nữa. Những chiêu thức này nhằm mục đích nâng giá đất trong khu vực đấu giá để trục lợi, gây "nhiễu" cho công tác quản lý và kế hoạch đấu giá đất của chính quyền.Ngồi ra hiện tượng chưa đấu giá đã biết “người thắng cuộc hay cò đấu giá hung hăng như xã hội đen cũng xảy ra khá phổ biến hiện nay. Nhiều khách hàng sau một vài lần tham gia đấu giá các loại tài sản đã lần lượt rút khỏi cuộc chơi nhường “sới” cho một số đơn vị có “máu mặt” và “cò” đấu giá.
Thứ hai Về thủ tục bán đấu giá.
Theo đánh giá của các chuyên gia pháp lý, chuyên gia bán đấu giá và cả khách hàng cho thấy thủ tục bán đấu giá ở Việt Nam còn khá rườm rà. Mặc dù, đã thắng cuộc xong những người mua vẫn phải đợi để tiến hành các thủ tục khác mất nhiều thời gian như thuế, thủ tục công nhận tài sản sở hữu sau khi trúng giá,... trước khi nhận tài sản về tay mình.
Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản thi hành án khiến nhiều người lo sợ. Có nhiều trường hợp, có người mua phải tài sản thi hành án, sau nhiều
năm, tài sản đã chuyển quyền sở hữu cho người mua nhưng họ vẫn chưa nhận được tài sản. Người thắng cuộc chưa chắc đã nhận được tài sản do bản án còn bị nhiều cơ quan kháng nghị, ra quyết định tạm hoãn quyết định thi hành án... việc kéo dài thời gian này đã gây tình trạng dở khóc dở cười cho người mua, tiền đã trao mà tài sản chưa nhận được.
Thứ ba Về nguyên tắc đấu giá.
Việc niêm yết, thông báo công khai khi bán đấu giá tài sản là công việc mà nhiều doanh nghiệp và trung tâm bán đấu giá tài sản phải làm trước khi tổ chức bán đấu giá. Tuy nhiên, họ chỉ đăng báo lấy lệ, thơng tin mập mờ khó hiểu, ví dụ như khơng đăng nguồn gốc tài sản và nơi để tài sản; nhiều đơn
vị không thực hiện việc dán niêm yết, thông báo theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, những người tiềm năng, khách hàng muốn mua hàng thực sự sẽ bị mất cơ hội đăng ký tham gia do thiếu thơng tin về hàng hóa và thời gian đăng ký. Như vậy, khả năng mua được hàng hóa với giá thấp hơn với những người đăng ký được.
Những bất cập trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu đó là:
Thứ nhất: Quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá cịn chưa hồn thiện. Pháp luật không cấm khách hàng từ chối mua sau khi thắng đấu giá, cũng không cấm người tổ chức bán đấu giá tài sản cho người trả giá liền kề người bỏ cuộc, không cấm khách hàng không được
quyền thỏa thuận với nhau về giá... do vậy tạo điều kiện cho khách hàng lách luật, không đồng giá , đưa ra giá cao hơn thực tế rồi rút lui, chấp nhận bỏ cọc để lũng loạn kết quả đấu giá. Sau đó chia nhau, làm lợi cho một nhóm người gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Pháp luật Việt Nam về đấu giá hàng hoá chưa làm rõ các giá trị pháp
lý của các quan hệ có tính tiến triển. Mặc dù có hướng tới việc giao kết hợp
đồng đấu giá, nhưng thực tế thì hợp đồng khơng được giao kết do một bên tự động chấm dứt và làm ảnh hưởng tới bên kia thì quan hệ này có tính chất ràng buộc hay khơng đối với các bên chưa được làm rõ.
Pháp luật về bán đấu giá hàng hóa cịn chưa quy định để tạo nên một cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền người bán, người tổ chức đấu giá và người mua.
Thứ hai: chế tài xử lý vi phạm còn chưa đủ mạnh để răn đe người vi
phạm hoặc khiến người có hành vi vi phạm e ngại nếu thực hiện hành vi vi phạm.
Thứ ba: đội ngũ bám sát đấu giá còn mỏng và hoạt động kém hiệu
quả.
Mục đích của việc giám sát các phiên đấu giá là phát hiện ra những vi phạm pháp luật của người tổ chức và tham gia đấu giá, qua đó bảo vệ quyền lợi của khách hàng và tạo sân chơi công bằng. Tuy nhiên, phản ứng của các đội ngũ giám sát bán đấu giá còn quá chậm và kém hiệu quả, trách nhiệm của họ hầu như khơng có.