- Hoàn thiện văn bản pháp lý về đấu thầu.
3.1.2. Kiến nghị hồn thiện trình tự thủ tục trong đấu giá hàng hóa.
Thực tế áp dụng bán đấu giá hàng hóa ở nước ta cho thấy có nhiều vấn đề nảy sinh trong q trình đấu giá hàng hóa chưa được giải quyết thỏa đáng, làm giảm hiệu quả của hoạt động đấu giá hàng hóa. Trong đó nguyên nhân cơ bản là do sự bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành về đấu giá hàng hóa, đó là một số quy định pháp luật về đấu giá hàng hóa cịn chồng chéo, mâu thuẫn, khơng phù hợp, chưa đồng bộ, cịn nhiều lỗ hổng… Trước thực trạng pháp luật về đấu giá hàng hóa như vậy, sau đây người viết xin nêu ra một số kiến nghị cá nhân về hướng sửa đổi, bổ sung pháp luật về bán đấu giá hàng hóa đó là:
Thứ nhất, pháp luật về bán đấu giá hàng hóa cần được sửa đổi, hoàn
thiện trên nguyên tắc bán đấu giá phải được quy định chặt chẽ hơn để đảm bảo cho hoạt động bán đấu giá hàng hóa được thực hiện có hiệu quả nhất.
+ Cần quy định thêm nguyên tắc trực tiếp. Nguyên tắc trực tiếp đảm bảo cho cuộc đấu giá diễn ra nhanh chóng, khách quan, tạo ra được sự cạnh tranh trực tiếp trong việc trả giá mua hàng hóa trước sự chứng kiến của người bán hàng hóa và tất cả những người muốn mua hàng hóa.
+ Cần quy định thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa bán đấu giá đơn giản và nhanh chóng hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển quyền, đồng thời nâng cao hiệu lực của văn bản bán đấu giá hàng hóa. Quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa bán đấu giá của người mua được hàng hóa cần đảm bảo theo hướng đã mua được hàng hóa. Qua tổ chức đấu giá với trình tự, thủ tục chặt chẽ, cơng khai thì người mua trở thành chủ sở hữu, chủ sử dụng của hàng hóa đó trong mọi trường hợp. Nếu quyền và lợi ích của người có hàng hóa đấu giá bị xâm phạm thì cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm.
+ Cần có những sửa đổi, bổ sung về thủ tục ký kết hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hàng hóa để việc ký kết được thuận lợi, đảm bảo lợi ích của người có quyền.
+ Cần quy định cụ thể cách tính các loại thời hạn trong đấu giá hàng hóa để khắc phục các vướng mắc có liên quan trong thực tế.
Thứ hai, cần nâng cao hiệu quả hoạt động bán đấu giá hàng hóa và
hiệu lực của văn bản bán đấu giá hàng hóa theo hướng tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa đã được bán đấu giá. Để đáp ứng được yêu cầu này, cần thiết phải có những quy định cụ thể hơn đối với văn bản bán đấu giá và các giấy tờ hợp lệ khác để chúng thực sự có hiệu lực hơn với vai trò là căn cứ pháp lý cho việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa bán đấu giá.
Thứ ba, quản lý Nhà nước về bán đấu giá hàng hóa cần được phân
cấp quản lý rõ ràng, cụ thể hơn để chức năng, nhiệm vụ giữa cơ quan Nhà nước khơng có sự chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau.
Thứ tư, bên cạnh việc quy định đầy đủ các vấn đề thiết yếu về đấu giá
hàng hóa thì cần phải đảm bảo tính hợp lý, khoa học trong các quy định về trình tự, thủ tục bán đấu giá hàng hóa nhằm tránh gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân có hàng hóa bán đấu giá để hoạt động bán đấu giá hàng hóa đạt được hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
Trải qua 4 năm học tập, nghiên cứu kết hợp với sự giúp đỡ của Q thầy cơ trường Đại học Cần Thơ, Người viết đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu là “pháp luật về trình tự, thủ tục đấu thầu, đấu
giá hàng hóa, dịch vụ - lý luận và thực tiễn” đã đề cập đến nội dung chính
là tìm hiểu những qui định chung về đấu thầu hàng hố, dịch vụ và đấu giá hàng hóa nhằm làm rõ về qui trình tổ chức đấu thầu; đấu giá; việc áp dụng đấu thầu, đấu giá hàng hóa, dịch vụ trong thực tế để từ đó đưa ra các nhận xét về ưu nhược của qui chế đấu thầu, đấu giá hàng hoá, dịch vụ.
Bằng các biện pháp nghiên cứu phân tích về đấu thầu, đấu giá theo qui định của pháp luật và trong thực tiễn áp dụng hiện nay người viết có đưa ra
một số quan điểm nhằm hồn thiện hơn nữa về qui chế đấu thầu, đấu giá hàng hoá, dịch vụ. Nhằm tăng cường hơn nữa sự hồ nhập thống nhất về mơi trường pháp luật, đưa pháp luật đấu thầu, đấu giá áp dụng rộng rãi vào thực tiễn nâng cao tính pháp chế của nhà nước Việt Nam, việc tuân theo và thực hiện theo pháp luật của các chủ thể trong nền kinh tế để đạt được hiệu quả cao hơn nữa.
Trước khi kết thúc bài viết này, một lần nữa người viết xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Luật trường Đại học Cần Thơ, cô Phạm Mai Phương trực tiếp hướng dẫn. Dù sao đây cũng là sản phẩm nghiên cứu đầu tay của người viết và theo quan điểm chủ quan nên khơng tránh khỏi những sai sót rất mong được sự góp ý của các thầy cơ giáo, của các đồng nghiệp cùng quan tâm. Xin chân thành cảm ơn !