Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động của Công ty XNK Vinashin

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty xuất nhập khẩu vinashin (Trang 35 - 39)

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011

Tổng tài sản bình quân Tỷ đồng 1.270,3 1.251,2 1.297,5 Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ đồng 21,6 20,7 33,2

Doanh thu thuần Tỷ đồng 11 99,3 23

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Tỷ đồng (2,8) 4,6 24,5 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng (2,6) 0,7 24,9

Nguồn: Báo cáo tài chính và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011

Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành đóng tàu xuất khẩu. Tập đồn Vinashin rơi vào khủng hoảng, “gặp nhiều khó khăn rất lớn, bộc lộ nhiều yếu kém, sai phạm nghiêm trọng” [2]. Ngày 18/11/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 2108/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinashin, theo đó chia tập đồn ra làm ba phần. Hai phần chuyển giao cho Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Vinashin chỉ giữ lại các công ty con thuộc 3 lĩnh vực chính gồm cơng nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển; cơng nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân công nghiệp tàu biển.[8]

Trong nội dung thực hiện Đề án tái cơ cấu trên, Tập đoàn Vinashin ra quyết định số 593/QĐ-CNT ngày 29/06/2011 phê duyệt phương án tái cơ cấu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tư vấn, Đầu tư và Thương mại; Công ty xuất nhập khẩu Vinashin; Trung tâm tư vấn quản lý đầu tư và kiểm định xây dựng. Theo đó, Cơng ty xuất nhập khẩu Vinashin chấm dứt hoạt động theo quyết định số 595/QĐ-CNT ngày 29/06/2011. Toàn bộ bộ máy tổ chức của Công ty chuyển về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tư vấn, Đầu tư và Thương mại (INTRACO).

2.1.2. Chức năng hoạt động

Công ty xuất nhập khẩu Vinashin thực hiện hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: xuất nhập khẩu, kinh doanh và đầu tư, dịch vụ

-Xuất nhập khẩu:

 Vật tư, thiết bị cơ khí  Phụ tùng, phụ kiện tàu thuỷ

 Các loại hàng hố có liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ

 Vật tư thiết bị giao thông vận tải

-Kinh doanh và đầu tư:

 Kinh doanh tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị và phương tiện mới, chế tạo kết cấu thép giàn khoan

 Kinh doanh thép đóng tàu, thép cường độ cao

-Dịch vụ

 Dịch vụ hàng hải: môi giới hàng hải, bốc dỡ hàng hải, hoạt động kho bãi và các hoạt động khác hỗ trợ vận tải

 Dịch vụ logistic, giao nhận và vận chuyển hàng hoá quốc tế  Dịch vụ du lịch, khách sạn

 Đại lý hàng hố và mơi giới mua bán tàu biển, đại lý vận tải.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Cơng ty Xuất nhập khẩu Vinashin có tổ chức quan hệ trực tuyến trong phạm vi nội bộ và có quan hệ tham mưu đối với các bộ phận khác của Tập đoàn. Cơ cấu tổ chức bộ máy gồm: 1 giám đốc và 4 phòng nghiệp vụ [phòng nội chính (gồm tài chính kế tốn, tổ chức nhân sự và hành chính); phịng kinh doanh; phịng kế hoạch dự án; phòng giao nhận (quản lý hai văn phòng đại diện tại Hải Phịng và Thành phố Hồ Chí Minh).

-Phịng nội chính: tham mưu cho lãnh đạo cơng ty về công tác quản lý cán bộ, lao động, tài chính - kế tốn, quản trị hành chính.

- Phịng kinh doanh: tham mưu cho lãnh đạo cơng ty về tồn bộ hoạt động kinh doanh của cơng ty.

- Phịng giao nhận: tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác giao nhận hàng hố xuất nhập khẩu.

- Phịng kế hoạch dự án: Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác liên quan đến dự án đóng mới và lập kế hoạch vật tư và nguồn vốn cho dự án đóng mới.

Công ty xuất nhập khẩu Vinashin là một công ty mới thành lập với quy mô và số vốn nhỏ nên số lượng các cấp và các bộ phận quản trị trong công ty không lớn. Người đứng đầu tổ chức là Giám đốc có quyền tự quyết định rất lớn và báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc điều hành của cơng ty mẹ. Dưới giám đốc là một phó giám đốc và các phịng ban. Các phòng ban này trực tiếp chịu sự điều hành của giám đốc. Đây là một mô hình tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, giữa các thành viên trong cơng ty có sự gắn bó chặt chẽ, tạo khơng khí hồ hợp trong cơng ty.

100% cán bộ cơng nhân viên trong Cơng ty XNK Vinashin đều có trình độ Đại học và trên Đại học, 98% cán bộ công nhân viên sử dụng thành thạo Tiếng Anh trong giao dịch đàm phán với đối tác nước ngồi do đó Cơng ty XNK Vinashin ln đáp ứng được những u cầu và địi hỏi khắt khe của khách hàng trong nước. Ngồi ra, cán bộ cơng nhân viên làm việc trong công ty đều là những người trẻ tuổi nên rất nhạy bén với nhu cầu khách hàng, sớm bắt kịp được với

những thay đổi của thị trường. Đây là một trong những điểm mạnh của Cơng ty nhằm nâng cao uy tín với khách hàng.

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Cơng ty xuất nhập khẩu Vinashin

Sự suy thối của nền kinh tế: Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Cùng với các chủ thể kinh tế khác, các doanh nghiệp trong nước cũng bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng này. Cũng giống như tình trạng chung của các doanh nghiệp trong tập đồn, Cơng ty XNK Vinashin phải đối mặt với tình trạng giảm sút các hợp đồng kinh tế cả về số lượng và giá trị. Kinh tế đình đốn khiến các khoản phải thu của Công ty cũng trở nên khó địi hơn.

Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát theo ở Việt Nam liên tục tăng trong ba năm 2009- 2011 (6,52% - 11,75% - 18,18%) [4]. Lạm phát cao một phần bắt nguồn từ việc tăng giá nhiên liệu, vật liệu xây dựng kéo theo sự biến động của giá vật liệu là điều đáng lo ngại cho các doanh nghiệp hoạt động trên mọi lĩnh vực. Khi giá nguyên vật liệu tăng làm cho giá vốn hàng bán cao ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và sản lượng bán hàng.

Lãi vay: Thời gian qua, lãi suất cho vay của các ngân hàng rất cao, có khi lên đến 21%. Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến tình trạng hầu hết các doanh nghiệp buộc phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, cắt giảm việc đầu tư, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động. Cũng giống như các doanh nghiệp khác, Công ty XNK Vinashin phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn tín dụng của các ngân hàng và với mức lãi suất cao ngất ngưởng. Tỷ lệ lãi vay trên tổng nguồn vốn của Công ty là tương đối lớn (năm 2010 là 8,4% và năm 2011 là 9,3%). Với mức chi phí vay vốn như hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Cơng ty.

2.2. Phân tích thực trạng tài chính của Cơng ty

2.2.1. Phân tích biến động tài sản và biến động nguồn vốn

Để có được sự đánh giá tổng qt nhất về tình hình tài chính của Cơng ty, ta so sánh sự biến động của tài sản và nguồn vốn qua các kỳ phân tích.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty xuất nhập khẩu vinashin (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)