- Lao động: 1576 ngườ
3.3.3 Hàng tồn kho:
*Chính sách quản lý hàng tồn kho
Đối với cơng ty TNHH MTV cao su Krông Buk là doanh nghiệp sản xuất, việc dự trữ nguyên vật liệu, hàng hoá sản xuất ra tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Song việc dự trữ hàng tồn kho phải hợp lý để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho vịng quay vốn lưu động nhằm đem lại hiệu quả cao hơn. Chính sách quản lý hàng tồn kho cụ thể như sau: +Mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo chu kỳ sản xuất của công ty, không để các vật tư thừa trong sản xuất,
+Tình hình kho bãi phải an tồn để đảm cho hàng hố khơng bị mất phẩm chất. +Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ đúng, đủ theo chu kỳ sản xuất, được xác định là mua nguyên vật liệu đúng, đủ theo thời vụ sản xuất, lập dự toán cho nguyên vật liệu phải mua trong năm. Riêng vấn đề tiêu thụ thì phải theo dõi, dự đốn chính xác giá để bán hàng hợp lý đạt được sinh lợi cao.
Tại công ty do hoạt động ở nhiều lĩnh vực như: cao su, cà phê, chăn nuôi, cho nên tồn kho nguyên vật liệu, hàng hố…là điều khơng tránh khỏi. Riêng tồn kho thành phẩm cao là do: Sản phẩm cà phê chè sản xuất ra trong năm chưa tiêu thụ do hiện tại giá bán thấp, cơng ty dự đốn trong tương lai giá sẽ cao hơn. Để thấy rõ mức độ tồn kho chúng ta cần đi vào phân tích kết cấu và sự biến động của hàng tồn kho.
Bảng 3.7: Phân tích tình hình biến động của hàng tồn kho năm 2008-2010
Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 C.lệch 09/08 C.lệch 10/09
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Mức % Mức %
1.Nguyên vật liệu 8.296.825 19 16.635.483 34 2.174.033 7 8.338.658 101 -14.461.450 -87 2.Công cụ dụng cụ 1.790.172 4 1.080.514 2 885.828 3 -709.658 -40 -194.686 -18 3.Chi phí sản xuất dở dang 3.641.409 9 2.362.522 5 557.109 2 -1.278.887 -35 -1.805.413 -76 4.Thành phẩm 26.691.208 62 26.466.399 54 31.215.902 97 -224.809 -1 4.749.503 18 5.Hàng hoá 6. Hàng gửi bán 2.748.152 6 2.535.188 5 1.787.467 6 -212.964 -8 -747.721 -29 7.Dự phòng giảm giá -381.178 -1 0 -4.297.321 -13 381.178 -100 -4.297.321 Tổng cộng 42.786.588 100 49.081.606 100 32.323.228 100 6.295.018 15 -16.758.378 -34 Nguồn tài liệu: Bảng CĐKT của công ty TNHH MTVcao su Krông Buk
Từ bảng số liệu phân tích hàng tồn kho ở trên ta thấy năm 2009 so với năm 2008, hàng tồn kho từ: 42.786.588 ngàn đồng tăng lên: 49.081.606 ngàn đồng tức tăng: 6.293.518 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 15 %. Nguyên nhân là nguyên vật liệu tồn kho tăng: 8.338.658 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 101%, công cụ dụng cụ giảm -709.658 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ giảm -40%, chi phí sản xuất dở dang giảm mức -1.278.887 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm -35%, tồn kho thành phẩm giảm 224.809 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ giảm -1%, hàng gửi bán (cà phê Vica) giảm 212.964 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm -8%. Sự gia tăng đột biến của nguyên vật liệu tồn kho do cuối năm 2009 Cơng ty nhập phân bón dự trữ cho năm kế hoạch.
Phân tích kết cấu và sự biến động hàng tồn kho ở năm 2010 so với năm 2009 ta thấy năm 2010 hàng tồn kho giảm -16.758.378 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm -34%. Nguyên nhân làm cho hàng tồn kho năm 2010 giảm so với năm 2009 là do tồn kho nguyên vật liệu giảm mạnh từ 16.635.483 ngàn đồng với tỷ lệ 34% trên tổng hàng tồn kho năm 2009 xuống còn 2.174.033 ngàn đồng với tỷ lệ 7% trên hàng tồn kho. Công cụ dụng cụ giảm -194.686 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 18%. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm ở mức: -1.805.413 ngàn đồng với tỷ lệ giảm:-76%,
thành phẩm tồn kho tăng 4.749.503 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 18%. Hàng gửi bán năm 2010 giảm so với năm 2009 ở mức -747.721 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm -29%.
Các khoản mục nguyên vật liệu và thành phẩm tồn kho chiếm tỷ lệ cao trong hàng tồn kho, cụ thể nguyên vật liệu tồn kho năm 2008 chiếm tỷ lệ 19%, năm 2009 chiếm tỷ lệ 34%, năm 2010 chiếm 7%. Thành phẩm tồn kho năm 2008 chiếm 26.691.208 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 62%, năm 2009 chiếm 26.466.399 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ 54%, năm 2010 chiếm 31.215.902 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ 97%. Nguyên nhân thành phẩm hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn là do thành phẩm nhập kho qua các năm đều có giá trị lớn. Hơn nữa cơng ty đợi giá bán phù hợp để tiêu thụ sản phẩm.