Chính sách kinh tế vĩ mơ của chính phủ

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty CP cung ứng tàu biển sài gòn g (Trang 100 - 103)

II. Nguồn vốn kinh

a.Chính sách kinh tế vĩ mơ của chính phủ

Ngày 24/2/1999, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định số 64/1999/QĐ/NHNN và quyết định số 65/1999/QQĐ/NHNN ban hành cơ chế điều hành tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, với nguyên tắc cơ bản là tỷ giá được xác định theo cung cầu thị trường, có sự điều tiết của nhà nước. Trong đó TGBQLNH của ngày hôm trước được áp dụng để các ngân hàng thương mại làm cơ sở xác định tỷ giá giao dịch trong ngày hôm sau. Ngân hàng Nhà nước quy định biên độ giao dịch cho phép trong từng thời kỳ. Ngân hàng Nhà nước trực tiếp can thiệp lên TTNTLNH để tác động lên TGBQLNH hàng ngày.

Từ năm 2008, trước tình hình suy thối kinh tế quốc tế ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam, các dòng vốn vào Việt Nam bị hạn chế, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng để tăng tính thanh khoản trên thị trường

ngoại tệ, Tính đến 26/12/2008, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh biên độ tỷ giá từ 2% lên 5%, điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng 5,16%.

Ngày 26/11/2009, Ngân hàng Nhà nước hạ biên độ tỷ giá từ mức 5% xuống 3%, đồng thời nâng tỷ giá liên ngân hàng thêm 5,44%, lên mức 17.961 VND/USD.

Ngày 10/2/2010, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng từ mức 17.961 VND/USD lên mức 18.544 VND/USD, đồng thời ấn định lãi suất tiền gửi tối đa bằng đôla Mỹ của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng ở mức 1%. Các quyết định này là nhằm mục đích cân đối cung cầu ngoại tệ, tạo điều kiện kiểm soát cung tiền, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ.

Có thể nói chính sách tỷ giá trong thời gian qua đã có sự điều chỉnh căn bản, đã nêu rõ nguyên tắc xác định tỷ giá, tính thị trường được thừa nhận, sự điều tiết của nhà nước là khá rõ, quyền tự chủ của ngân hàng thương mại được đề cao, Ngân hàng Nhà nước đã tôn trọng cơ chế thị trường và chủ động trong việc điều hành tỷ giá phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế. Chính sách tỷ giá điều hành dựa trên quan hệ cung cầu, có sự điều chỉnh linh hoạt là đúng đắn.

Chỉ trong vịng 10 tháng tính đến ngày 18/8/2010, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải 3 lần điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, tăng tổng cộng 11.17% lên mức 18,932 VND/USD. Tuy nhiên, dường như sự điều chỉnh này vẫn chưa làm thỏa mãn ”cơn khát” của thị trường. Tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do vẫn ln cao hơn thị trường chính thức. Vào ngày 02/11/2010, mức chênh lệch này đã lên tới 1,500 VND/USD, tức 7.69%, một mức khá cao so với các đợt điều chỉnh tỷ giá trước đó. Cuối năm 2010 các chuyên gia kinh tế nhận định tỷ giá sẽ biến động theo chiều hướng tăng trong năm 2011 và sự thật là đúng như vậy.

Những dự cảm cuối năm 2010 đã hiện dần. Ngày 11/02/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 230/QĐ-NHNN quy định một số vấn đề liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép giao dịch hối đối. Theo Quyết định này, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay (SPOT) của Đồng Việt Nam với các ngoại tệ theo nguyên tắc: Đối với USD không được vượt quá biên độ +1% so với tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó do Ngân hàng Nhà nước cơng bố.

Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09/01/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách đã được thực hiện: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ liên quan trong việc kết hợp hài hịa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm sốt tốc độ tăng tổng phương tiện thanh tốn, tín dụng và bảo đảm lãi suất ở mức hợp lý; điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt theo tín hiệu thị trường; tăng cường năng lực phân tích, dự báo, chủ động điều chỉnh lượng cung

tiền để bảo đảm tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, góp phần kiểm sốt lạm phát.

Ngày đầu tiên (11/2/2011) Ngân hàng Nhà nước áp dụng tỷ giá liên ngân hàng từ mức 18.932 VND lên mức 20.693 VND (tăng trên 9%) và thu hẹp biên độ tỷ giá từ +/-3% xuống +/-1%. Một số ngân hàng ngay lập tức đã sử dụng hết biên độ.Tại Vietcombank, USD được giao dịch ở mức 20.690 (mua vào) và 20.890 (bán ra) VND/USD; Eximbank là 20.830 và 20.900 VND; VietinBank niêm yết giữa mua vào và bán ra là 20.700 và 20.900 VND; tương tự tại ACB niêm yết ở mức 20.890 và 20.900 VND; BIDV là 20.850 và 20.890 VND. Hiện nay, trên thị trường tự do, giá USD được giao dịch mức 21.400 – 21.500 đồng/USD, trang Saigontiepthi đưa tin. Theo đó mặt bằng tỷ giá mới sẽ góp phần kích thích xuất khẩu, kiểm sốt nhập siêu và đảm bảo bền vững cán cân thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty CP cung ứng tàu biển sài gòn g (Trang 100 - 103)