Chỉ số nợ quá hạn theo ngành của ACB Cà Mau

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại nhtm cổ phần á châu chi nhánh cà mau (Trang 72 - 84)

Ngành Số khách hàng quá hạn (khách hàng) Số nợ quá hạn bình quân/kháchhàng (triệu đồng) 2004 2005 2006 2004 2005 2006 Nơng nghiệp Tiêu dùng Cơng thương 13 20 2 3 11 2 1 12 1 39 52,5 1.060 46,7 61,2 775 40 66,7 650

(Nguồn: Phịng kinh doanhcủa ACB Cà Mau)

4.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng nợ quá hạn của năm 2006 so với 2005

Xác định đối tượng phân tích

Gọi Q05 là nợ quá hạn theo ngành nghề kinh doanh năm 2005 Gọi Q06 là nợ quá hạn theo ngành nghề kinh doanh năm 2006

a05, b05 lần lượt là số khách hàng quá hạn, số nợ quá hạn bình quân/khách hàng năm 2006

a06, b06 lần lượt là số khách hàng quá hạn, số nợ quá hạn bình quân/khách hàng năm 2006 Q05 =  a05b05 = (13 x 39) + (20 x 52,5) + (2 x 1.060) = 3.677 Q06 =  a06b06 = (3 x 46,7) + (11 x 61,2) + (2 x 775) = 2.363 triệu đồng  Q = Q06 – Q05 = 2.363 – 3.677 = - 1.314 triệu đồng

Như vậy nợ quá hạn giảm so với năm trước là 1.314 triệu đồng. Nợ quá hạn tăng là do các nhân tố sau đây:

Xác định các nhân tố ảnh hưởng - Ảnh hưởng bởi số khách hàng quá hạn

+ Nông nghiệp:

a = (a06 – a05)b05 = (3 - 13) x 39 = - 390 triệu đồng + Tiêu dùng:

a = (a06 – a05)b05= (11 - 20) x 52,5 = - 472,5 triệu đồng

+ Công thương:

a = (a06 – a05)b05= (2 - 2) x 30 = 0 triệu đồng

- Ảnh hưởng bởi số nợ quá hạn bình qn/khách hàng + Nơng nghiệp: b = a06(b06 – b05) = 3 x (46,7 – 39) = + 23,1 triệu đồng + Tiêu dùng; b = a06(b06 – b05) = 11 x (61,2 – 52,5) = +95,7 triệu đồng + Công thương: b = a06(b06 – b05) = 2 x (775 – 1.060) = - 570 triệu đồng Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

Bảng 19: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN NỢ QUÁ HẠN CỦA NĂM 2006 SO VỚI NĂM 2005

ĐVT: Triệu đồng Nhân tố Ngành Số khách hàng q hạn Số nợ q hạn bình qn/khách hàng Tổng hợp nhân tố Nơng nghiệp Tiêu dùng Cơng thương -390 -472,5 0 +23,1 +95,7 -570 -366,9 -376,8 -570 Tổng cộng -862,5 -451,2 -1.313,7

(Nguồn: Phịng kinh doanhcủa ACB Cà Mau)

- Nhìn chung ngân hàng đã giải quyết được tốt nợ quá hạn. chỉ trong năm 2006 số lượng nợ quá hạn đã giảm hơn 50% so với năm 2005, ở năm 2005

do có những hộ sử dụng vốn sai mục đích góp phần tăng cao nợ q hạn chẳng hạn như phong trào mua xe Trung Quốc phát triển rầm rộ ở nơng thơn, có những hộ vay tiền để sản xuất nhưng thực chất là mua sắm xe. Bên cạnh đó, có thể do Ngân hàng xác định chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng sai. Mặt khác, việc quản lý nợ của một số cán bộ chưa chặt chẽ, việc đơn đốc, nhắc nhở khách hàng đóng lãi chưa kịp thời đã chuyển nợ quá hạn. trong năm 2006 số nợ đó đả được giải quyết. nên doanh số nợ quá hạn của ngân hàng giảm.

4.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng nợ quá hạn năm 2007 so với năm 2006

Xác định đối tượng phân tích

Gọi Q06 là nợ quá hạn theo ngành nghề kinh doanh năm 2006 Gọi Q07là nợ quá hạn theo ngành nghề kinh doanh năm 2007

a06, b06 lần lượt là số khách hàng quá hạn, số nợ quá hạn bình quân/khách hàng năm 2006

a07, b07 lần lượt là số khách hàng quá hạn, số nợ quá hạn bình quân/khách hàng năm 2007 Q06 =  a06b06 = (3 x 46,7) + (11 x 61,2) + (2 x 775) = 2.363 Q07 =  a07b07 = (1 x 40) + (12 x 66,7) + (1 x 650) = 1.490 triệu đồng  Q = Q07 – Q06 = 1.490 – 2.363 = - 873 triệu đồng

Như vậy nợ quá hạn giảm so với năm trước là 873 triệu đồng. Nợ quá hạn tăng là do các nhân tố sau đây:

Xác định các nhân tố ảnh hưởng - Ảnh hưởng bởi số khách hàng quá hạn

+ Nông nghiệp:

a = (a07 – a06)b06 = (1 - 3) x 46,7 = - 93,4 triệu đồng + Tiêu dùng:

a = (a07 – a06)b06= (12 - 11) x 61,2 = + 61,2 triệu đồng

+ Công thương:

a = (a07 – a06)b06= (1 - 2) x 775 = - 775 triệu đồng

- Ảnh hưởng bởi số nợ q hạn bình qn/khách hàng + Nơng nghiệp: b = a07(b07 – b06) = 1 x (40 – 46,7) = - 6,7 triệu đồng + Tiêu dùng; b = a07(b07 – b06) = 12 x (66,7 –61,2) = +66 triệu đồng + Công thương: b = a07(b07 – b06) = 1 x (650 – 775) = - 125 triệu đồng Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

Bảng 20: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN NỢ QUÁ HẠN CỦA NĂM 2007 SO VỚI NĂM 2006

ĐVT: Triệu đồng Nhân tố Ngành Số khách hàng quá hạn Số nợ quá hạn bình quân/khách hàng Tổng hợp nhân tố Nông nghiệp Tiêu dùng Công thương -93,4 +61,2 -775 -6,7 +66 -125 -100,1 +127,2 -900 Tổng cộng -807,2 -65,7 -872,9

(Nguồn: Phòng kinh doanh của ACB Cà Mau)

Tiếp tục phát huy thành tích của năm 2006, năm 2007 doanh số nợ quá hạn giảm hơn 60% lám cho thành tích cho vay của ngân hàng đạt kết quả rất tốt. Do ngân hàng bổ xung đội ngủ cán bộ tín dụng mới có năng lực và cơng tác thẩm định khách hàng tốt, cộng với nền kinh tế Cà Mau đang trên đà phát triển các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên hồn trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên bên cạnh đó thị lĩnh vực tiêu dùng lại đang diển biến theo chiều hướng xấu. số lượng nợ quá hạn tăng lên do thị trường nhà đất đóng băng, giá cả leo thang làm cho người vay tiêu dùng không thể trả nợ đúng hạn được.

Chương 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTM CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CÀ MAU

5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

5.1.1 Tình hình huy động vốn

Từ bảng 3 cho thấy nguồn vốn huy động tại chổ của ACB chi nhánh Cà Mau tăng mạnh qua các năm. Tuy nhiên vẩn cịn ít so với lượng tiền nhà rổi trong cộng đồng dân cư ở Cà Mau. Bên cạnh đó vẩn cịn sử dụng số lượng lớn nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng hội sở. Cơ cấu nguồn vốn tiền gởi trung và dài hạn chiếm tỉ lệ thấp trong tổng nguồn vốn, làm ảnh hưởng đến việc cân đối sử dụng vốn để cho vay và khả năng gây mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn thường xuyên xảy ra, dẫn đến phụ thuộc nguồn vốn điều hoà của hội sở.

- Đặc biệt là cơ cấu nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng trưởng chậm, chiếm tỉ lệ thấp trong tổng vốn huy động nên không đủ nguồn để tài trợ cho công ty lương thực thực hiện việc kinh doanh xuất nhập khẩu.

5.1.2 Tình hình sử dụng vốn

Địa bàn rộng, vùng sâu vùng xa, phương tiện đi lại khó khăn trong khi số lượng cán bộ tín dụng rất mỏng. để hạn chế rủi ro tín dụng nên ngân hàng có ít khách hàng mục tiêu do đó doanh số cho vay khó có thể đạt tối đa được.

Do số lượng cán bộ tín dụng ít, nên sử dụng khơng triệt để nguồn vốn huy động. Dẩn đến làm giảm lợi nhuận của ngân hàng do chi phí huy động vốn.

- Đối với cơng tác thu hồi nợ

Tuy có nhiều cố gắng trong cơng tác thu nợ nhưng nợ quá hạn trong lĩnh vực tiêu dùng vẩn tăng trong năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do số nợ quá hạn bình quân trên mỗi khách hàng qua 3 năm đều tăng, mặt khác do giá cả ngày một leo thang các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ bị thua lỗ nên không thể trả nợ cho Ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn. Đồng thời giá đất đóng băng một thời gian dài làm cho các hộ vay tiền để kinh doanh bất động sản bị ứ động vốn lưu động nên công tác trả nợ không thể diển ra đúng kế hoạch.

Mặt khác, việc quản lý nợ của một số cán bộ tín dụng chưa chặt chẽ, việc đơn đốc khách hàng đóng lãi chưa kịp thời nên đã chuyển nợ q hạn.

Tóm lại, nợ q hạn vẫn cịn tồn tại ở Ngân hàng và đây là rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Khi rủi ro này xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Như vậy, để đảm bảo cân đối vốn trong kinh doanh, Ngân Hàng Á Châu buộc tất cả các chi nhánh trong hệ thống phải trích dự phịng rủi ro điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận của Mgân hàng. Bên cạnh đó, khi nợ quá hạn q cao có thể Ngân hàng khơng có vốn để tái đầu tư hay nói cách khác là khơng có tiền trả cho khách hàng gửi tiền sẽ làm giảm uy tín của Ngân hàng. Vì vậy, cần có giải pháp để giảm thiểu nợ quá hạn góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.

5.2 GIẢI PHÁP

Từ những tồn tại và nguyên nhân trên, em đã rút ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.

5.2.1 Đối với tình hình huy động vốn

Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Á Châu Cà Mau hoạt động kinh doanh bằng vốn huy động là chủ yếu. Qua phân tích, nguồn vốn huy động mặc dù tăng qua các năm nhưng chưa khai thác hết tiềm năng. Vì

vậy, Ngân hàng cần có các chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn.

Đa dạng hố các hình thức gửi tiền trên cơ sở nghiên cứu đưa ra các hình thức huy động mới và nghiên cứu các sản phẩm mới về huy động vốn của các Ngân hàng thương mại khác để cải biên áp dụng tại đơn vị. Chẳng hạn như: sản phẩm tiết kiệm tích luỹ, sản phẩm tiết kiệm bậc thang, sản phẩm tiết kiệm bảo an. Đặc biệt là phát hành thẻ đang năng và các sản phẩm khác từ thẻ

Áp dụng chính sách lãi suất phù hợp với thị trường trên cơ sở đó tham khảo cập nhật tình hình lãi suất của các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể, mức lãi suất đối với tiền gửi kỳ hạn 12 tháng là 0,8%, lãi suất vốn điều hồ 0,84% vì vậy, Ngân hàng có thể tăng lãi suất lên khoản 0,82% để có thể cạnh tranh trên thị trường.

Cần huy động thêm vàng và ngoại tệ đồng thời mở rộng các hình thức thanh tốn qua Ngân hàng để thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các kiều bào nước ngoài tham gia.

Khẩn trương triển khai nâng cấp quỹ tiết kiệm lên thành điểm giao dịch đồng thời triển khai các dịch vụ ngân hàng tại điểm giao dịch đó để tối đa hố năng suất lao động, tăng lượng khách hàng tiềm năng thông qua các dịch vụ của Ngân hàng.

Tiến hành thông báo và quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin truyền thông để cho người dân biết được cơ chế lãi suất linh hoạt, hấp dẫn, hình thức trả lãi phong phú bằng một nguồn quỹ chính thức.

5.2.2 Tình hình sử dụng vốn

- Đối với hoạt động cho vay

Để doanh số cho vay vượt kế hoạch trong điều kiện phải đối đầu với sự cạnh tranh của nhiều chi nhánh Ngân hàng khác, Ngân hàng Á Châu Cà Mau cần đưa ra các biện pháp sau đây:

Nên tăng số lượng cán bộ tín dụng vì thực tế địa bàn hoạt động của chi nhánh rất rộng, trong khi đó cán bộ của Ngân hàng cịn ít dẫn đến tình trạng q tải cơng việc cho cán bộ tín dụng.

Qua phân tích doanh số cho vay theo ngành cho thấy doanh số cho vay ở ngành nông nghiệp qua 3 năm giảm một cách đáng kể, nên để tăng doanh số cho vay chi nhánh nên mở rộng đầu tư đối với một số khách hàng mới trong

ngành nơng nghiệp nhưng có giá trị tài sản thế chấp cao hoặc có phương án sản xuất kinh doanh khả thi vừa đảm bảo doanh số cho vay theo kế hoạch đã đề ra vừa tạo vốn cho người dân làm ăn.

Qua phân tích doanh số cho vay theo ngành thì nhìn chung qua 3 năm doanh số cho vay đối với ngành cơng thương có sự tăng trưởng rất cao vì vậy để đảm bảo kết quả trên chi nhánh có thể cơ cấu lại dư nợ theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay các ngành chiến lược như sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhưng cần phân tích và đánh giá khách hàng chính xác trước khi cho vay để đảm bảo tăng doanh số cho vay và hạn chế rủi ro. Nên định hướng là tập trung vốn đầu tư cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hộ sản xuất kinh doanh nhưng không đầu tư tràn lan mà đầu tư có chọn lọc, chỉ đầu tư vào những doanh nghiệp nhỏ và vừa, những Hộ sản xuất kinh doanh có dự án, phương án có hiệu quả và có lưu ý đến việc đầu tư vào các mặt hàng có tính thay thế dể bị cạnh tranh bởi hàng ngoại.

- Đối với công tác thu nợ

Trong những năm qua, nhờ vào sự nỗ lực của lãnh đạo ngân hàng và cán bộ tín dụng nên doanh số thu nợ của Ngân hàng đều tăng. Tuy nhiên, nợ quá hạn vẫn cịn phát sinh vì vậy để tăng hiệu quả hoạt động thì chi nhánh cần hạn chế nợ quá hạn đến mức thấp nhất.

Qua phân tích nợ quá hạn theo ngành cho thấy nợ quá hạn phát sinh nhiều ở lĩnh vực tiêu dùng, do đó cần lưu ý khi cho vay đối với ngành này. Ngân hàng nên thường xuyên thực hiện việc dự báo tình hình thị trường cho cán bộ tín dụng nắm để có định hướng trong cho vay. Mặt khác, đối với những khách hàng có nợ quá hạn nếu xét thấy có khả năng thu hồi và khách hàng có thiện trí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng vì cần thêm vốn thì Ngân hàng có thể cho vay thêm để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Cần xác định chính xác chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng trước khi cho vay để tránh trường hợp khi tới hạn khách hàng chưa thu hồi vốn nên khơng thể trả nợ cho Ngân hàng vì thời hạn cho vay của Ngân hàng ngắn hơn thời gian thu hồi vốn của khách hàng.

Tích cực lựa chọn, tìm kiếm những khách hàng thực sự lành mạnh về tình hình tài chính hay phương án sản xuất kinh doanh khả thi để đầu tư cho vay, không tập trung dư nợ vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên quan với nhau nhằm hạn chế rủi ro.

Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả đúng hạn cả gốc và lãi. Để làm được điều đó, lãnh đạo ngân hàng nên phát động phong trào thi đua khen thưởng những cán bộ xuất sắc trong công tác thu nợ cũng như kỷ luật, phê bình những cán bộ tín dụng để phát sinh nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao.

Cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt cơng tác sâu xác địa bàn và khách hàng của mình nhằm hạn chế khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

Cán bộ tín dụng nên xây dựng mối quan hệ mật thiết với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn để học tập kinh nghiệm, nắm thêm thông tin về khách hàng, sớm phát hiện và từ chối cho vay những khách hàng khơng có uy tín.

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và tạo ra lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng, thật vậy, kết quả mà chi nhánh ACB Cà Mau đạt được trong những năm qua được thể hiện trong công tác huy động vốn mỗi năm đều tăng với tốc độ rất cao, bằng nhiều hình thức huy động vốn phong phú đã thu hút được vốn nhàn rỗi trong nhân dân và đã tạo hiệu quả cho đồng vốn huy động bằng việc mở rộng quy mơ tín dụng thơng qua các chính sách ưu đãi khách hàng đã tạo được niềm tin và uy tín cho khách hàng vay vốn. Từ đó giúp cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả.

Đối với công tác thu hồi nợ trong những năm qua, nhờ vào sự quan tâm và giám sát của lãnh đạo ngân hàng với sự nổ lực của đội ngũ cán bộ, nhân

viên chi nhánh đầy tinh thần trách nhiệm đã đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn nên doanh số thu nợ mỗi năm đều tăng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại nhtm cổ phần á châu chi nhánh cà mau (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)