Một số yếu tố tương đồng về văn hóa

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của australia và new zealand (Trang 26 - 28)

Phong cách giao tiếp

 Cả hai quốc gia có tinh thần thực sự của sự cởi mở khi giao tiếp, mặc dù người New Zealand có thể là hơi dè dặt hơn lúc ban đầu.

Phong cách giao tiếp cởi mở, đi thẳng vào vấn đề và thẳng thắn là các chuẩn mực chung của hai nước.

 Người dân rất nổ lực để tạo nên xu hướng bình đẳng, thể hiện thái độ không gò ép trong công việc cũng như đòi hỏi tính trung thực khi giao tiếp và đàm phán với người khác.

 Những trò đùa giữa các đồng nghiệp là chuyện rất bình thường ở Úc, vì thế không nên quá để ý về vấn đề này.

 Xây dựng mối quan hệ xã hội thật sự là rất quan trọng ở cả hai quốc gia. Họ thường mở rộng mối quan hệ của mình bằng cách đi uông với nhau một vài ly rượu hay tham gia một bữa tiệc.

 Nếu bạn nhận được mời đi uống, bạn phải ngầm hiểu đó là một chầu chiêu đãi của đối tác và bạn không nên giành trả tiền. Nếu bạn là người mời nhưng lại không trả tiền bạn sẽ bị coi là người bất lịch sự.

 Mặt khác khi tham gia một bữa tối tại nhà hàng thì không phải người mời hay người khá giả nhất trả toàn bộ số tiền mà được chia đều cho tồn bộ những ai tham gia bữa tiệc đó.

Sự bình đẳng

 Truyền thống văn hóa lâu đời của cà hai quốc gia đó là chủ nghĩa quân bình.  Người dân của cả hai quốc gia đều không muốn bị coi là “tall poppy” (cây thuốc

phiện với hình ảnh cao, nổi bật trong đám đông và nhìn xuống những cây khác).  Vì thế người dân cả hai nước đều rất thoáng trong các lễ nghi, phép tắc hay những

ơn tình trong công việc. Điều này không phải là phép tắc chính thức để bạn rập khn mà là cách riêng bạn cảm nhận và đối xử với người xung quanh.

 Khoe khoang, tự khen ngợi bản thân hoặc xem thường những người khác đều bị coi là những hành động đáng xấu hổ và ngay lập tức người đó sẽ bị cách ly và loại bỏ. Ví dụ như khi bạn đi taxi, việc ngồi đằng sau sẽ bị coi là bạn đang không tôn trọng người lái xe.

Các buổi họp và đàm phán

 Các cuộc họp ở cả hai quốc gia thường mang tính chất thoải mái, nhưng điều đó khơng có nghĩa là bạn khơng coi trọng nó đúng mực.

 Sự chào hỏi ở đây cũng khá giản dị và thoáng. Chỉ cần một cái bắt tay và nụ cười là đủ. Đồng nghiệp với nhau thi gọi thẳng tên, và sự giao tiếp bằng ánh mắt thể hiện sự tự tin và đáng tin cậy.

 Các chủ đề cuộc trò chuyện thường là về thể thao, sở thích ngồi cơng việc và những trải nghiệm thú vị.

 Khi thuyết trình nên tránh thổi phồng vấn đề hay có những tuyên bố phóng đại, to lớn.

 Cả người Úc và New Zealand đều quan tâm những gì người đó làm được chứ khơng phải là lời nói làm được.

 Nên trình bày lập luận bằng thực tế và số liệu còn cảm xúc thì không quan trọng lắm.

 Rất nhiều người ở Úc và cả New Zealand có thể hợp tác làm ăn với nhau chỉ sau vài cuộc trò chuyện nhỏ.

 Họ thường đi thẳng vào vấn đề và cũng mong muốn điều đó ở đối tác. Điều quan trọng là họ thích trình bày ngắn gọn và khơng thích sự dài dòng, chi tiết.

 Những cuộc đàm phám diễn ra nhanh chóng bởi vì mặc cả khơng phải là truyền thống của cả hai nước. Họ mong muốn rằng đề xuất bạn đưa ra không quá khác biệt với họ.

 Người dân cả hai nước đều khơng thích bị áp lực cơng việc trong những ngày lễ nhất là vào khoảng cuối tháng 12 và tháng 1. Họ thường sẽ nghỉ ngơi và đi du lịch vào những ngày này

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của australia và new zealand (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)