Nông nghiệp hữu cơ một phương pháp phối hợp toàn diện

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng vải thiều thanh hà, tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 28 - 30)

- Nhu cầu khác:

2.8. Nông nghiệp hữu cơ một phương pháp phối hợp toàn diện

Nông nghiệp hữu cơ là xem xét toàn cảnh "bức tranh lớn"

Nông nghiệp thông thường tập trung vào mục tiêu đạt được năng suất tối đa của cây trồng cụ thể nào đó. Nó dựa trên quan niệm đơn giản là: năng suất cây trồng được tăng lên bởi các dinh dưỡng đầu vào và nó giảm xuống do sâu bệnh hại và cỏ dại, vì thế chúng phải bị tiêu diệt. Nông nghiệp hữu cơ là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một phương pháp canh tác phối hợp toàn diện: Bên cạnh mục tiêu sản xuất hàng hoá chất lượng cao, một mục tiêu quan trọng không thể bỏ qua là bảo toàn nguồn dinh dưỡng tự nhiên trong đất, nguồn nước sạch và tính phong phú đa dạng sinh học. Nghệ thuật trong canh tác hữu cơ đó là việc sử dụng tốt nhất các nguyên tắc và tiến trình sinh thái. Nông nghiệp hữu cơ có thể học được rất nhiều điều từ việc nghiên cứu các mối tương tác trong hệ sinh thái tự nhiên như hệ sinh thái rừng.

Mục tiêu của canh tác hữu cơ

- Từ những tiêu chuẩn của IFOAM, liên đoàn Quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ.

- Trong nông trại

- Bảo toàn và cải thiện độ phì nhiêu của đất.

- Thúc đẩy sự hợp tác có lợi giữa toàn thể các sinh vật có ích trong nông trại , từ vi sinh vật đến cây trồng và động vật nuôi

- Tạo sự cân bằng giữa trồng trọt và chăn nuôi gia súc

- Cung cấp cho động vật nuôi các điều kiện theo nhu cầu và thói quen sống tự nhiên của chúng

- Sự tương tác với môi trường

- Duy trì và làm tăng tính đa dạng di truyền trong hệ sinh thái nông trại và tính tự nhiên của môi trường xung quanh bao gồm bảo vệ thực vật hoang dại và tập quán sống của động vật.

- Phát triển tập quán canh tác trong đó môi trường thiên nhiên được đưa vào suy xét đến mức tối đa có thể.

- Sử dụng chu trình dinh dưỡng khép kín và hình thành thói quen sử dụng nguồn dinh dưỡng từ địa phương.

- Làm giảm tới mức tối thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên không thể hồi phục trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến bao gồm cả nhiên liệu hình thành từ xác động vật bị phân huỷ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cải thiện chất lượng rác thải hữu cơ thành thị và công nghiệp để có thể được tái sinh vào trong đất nông nghiệp.

- Những khía cạnh xã hội

- Khuyến khích tính đa dạng trong sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm, đảm bảo công bằng xã hội và ổn định sinh thái.

- Đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt cho tất cả mọi người tham gia vào sản xuất và chế biến thực phẩm hữu cơ.

- Sự tín nhiệm

- Sản xuất thực phẩm với chất lượng tốt

- Ngăn ngừa bất cứ sự ô nhiễm nào có thể tăng lên từ các hoạt động của khu vực sản xuất.

- Khuyến khích chuyển đổi toàn bộ sản xuất trong vùng sang phương pháp sản xuất hữu cơ.

Những mục tiêu này sẽ đạt được bởi

- Sự hợp tác chặt chẽ giữa nông dân và người tiêu dùng

- Sự trao đổi kinh nghiệm và phương pháp giữa người sản xuất hữu cơ với các dịch vụ bao gồm giáo dục liên quan và nghiên cứu các thể chế

Phương pháp canh tác hữu cơ không cho phép - Sử dụng phân bón, thuốc sâu tổng hợp... - Ép cây trồng và động vật phát triển - Công nghiệp hoá chăn nuôi gia súc - Sử dụng cây trồng biến đổi gen

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng vải thiều thanh hà, tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)