- Nhu cầu khác:
2.6. Canh tác hữu cơ tại Việt Nam
Mặc dù có thể nói rằng nông dân ở tất cả các nước trên thế giới đã làm nông nghiệp hữu cơ cách đây hàng trăm năm, nhưng theo cách hiểu biết của quốc tế thì canh tác hữu cơ hoàn toàn mới mẻ đối với Việt Nam. Cách đây khoảng 10 năm, một số công ty nước ngoài đã bắt đầu làm việc với một vài công ty nội địa và nông dân địa phương để canh tác hữu cơ cho mục đích xuất khẩu. Sau nhiều năm với chỉ vài trăm hecta canh tác dưới phương pháp quản lý hữu cơ, cho đến nay ước tính có khoảng 6.475 ha đất canh tác hữu cơ. Các sản phẩm hữu cơ chủ yếu là thảo mộc như quế, hồi, gừng, chè, cá ba sa. Những sản phẩm này đã được xác nhận theo tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu như Châu Âu, Mỹ, và xác nhận của các cơ quan mô giới nước ngoài làm việc trong lĩnh vực thanh tra và chứng nhận sản phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Toàn bộ thị trường địa phương đã không được phát triển, mặc dù cách đây vài năm có một công ty đã cố gắng giới thiệu các loại rau hữu cơ tới người tiêu dùng Hà Nội. Hiện có vài tổ chức quốc tế và địa phương đang hỗ trợ cho nông nghiệp hữu cơ (ngoài các tổ chức chính là ADDA và GTZ). Nhà nước cũng chưa có những chính sách cụ thể nào để hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ trong nước và cũng chính vì vậy, hiện chỉ có rất ít sự chú ý tới nghiên cứu và các dịch vụ chuyển giao về nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, năm 2007 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) đã ban hành các tiểu chuẩn cơ bản cho nông nghiệp hữu cơ trong nước, có thể được dùng để tham khảo cho người sản xuất, chế biến và những đối tượng khác quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ cho thị trường nội địa. MARD có kế hoạch cùng các cơ quan của nhà nước Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, tư nhân và các tổ chức khác xây dựng một hệ thống chứng nhận cho thị trường trong nước.