Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện vĩnh bảo thành phố hải phòng (Trang 35 - 39)

2. tổng quan nghiên cứu

2.5. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam

Việt Nam là n−ớc có dân số đông, diện tích đất hạn hẹp, vì vậy công tác quy hoạch sử dụng đất sao cho hiệu quả, hợp lý, ổn định, bền vững luôn là một đòi hỏi khách quan.

* Thời kỳ tr−ớc Luật Đất đai năm 1993

Quy hoạch sử dụng đất đai ch−a đ−ợc coi là công tác của ngành Quản lý đất đai mà chỉ đ−ợc thực hiện nh− một phần của quy hoạch phát triển ngành nông - lâm nghiệp. Các ph−ơng án phân vùng nông – lâm nghiệp đN đề cập tới ph−ơng h−ớng sử dụng tài nguyên đất trong đó có tính toán đến quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp và coi đây là phần quan trọng. Tuy nhiên, do còn thiếu các tài liệu điều tra cơ bản và ch−a tính đ−ợc khả năng đầu t− nên tính khả thi của ph−ơng án còn thấp.

trong ch−ơng trình lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực l−ợng sản xuất Việt Nam thời kỳ 1986 – 1990, có 5 vấn đề trong đó có vấn đề về tài nguyên thiên nhiên đặc biệt chú trọng đến vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai. Cũng trong thời kỳ này, Chính phủ ra Nghị quyết số 50 về xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế xN hội của 500 đơn vị hành chính cấp huyện trong cả n−ớc [3].

Từ năm 1987 đến tr−ớc Luật Đất đai năm 1993, công tác quy hoạch sử dụng đất đai đN có cơ sở pháp lý quan trọng, thời kỳ này công cuộc đổi mới nông thôn diễn ra sâu sắc, quy hoạch sử dụng đất đai cấp xN nổi lên nh− một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất. Đây là mốc đầu tiên triển khai quy hoạch sử dụng đất đai cấp xN trên phạm vi toàn quốc [15].

* Giai đoạn từ khi có Luật đất đai năm 1993 đến năm 2003

Luật Đất đai năm 1993 ra đời tạo cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai t−ơng đối đầy đủ hơn. Năm 1994, Tổng cục Địa chính đ−ợc thành lập và tới tháng 4/1995, lần đầu tiên tổ chức đ−ợc một Hội nghị tập huấn về công tác Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho Giám đốc Sở Địa chính tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng của cả n−ớc. Sau hội nghị, công tác lập quy hoạch sử dụng đất đ−ợc triển khai ở 4 cấp là: cả n−ớc, tỉnh, huyện, xN.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đN góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà n−ớc về đất đai. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, Nhà n−ớc thực hiện quyền định đoạt về đất đai, nắm đ−ợc quỹ đất đai đến từng loại, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gắn chuyển mục đích sử dụng đất với mục tiêu phát triển kinh tế - xN hội, có cơ sở để điều chỉnh chính sách đất đai tại mỗi địa ph−ơng, chủ động giành quỹ đất hợp lý cho phát triển các ngành, các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa đảm bảo ổn định các mục tiêu xN hội vừa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

n−ớc. Từng b−ớc chủ động dành quỹ đất hợp lý cho xây dựng cơ sở hạ tầng xN hội, phát triển kết cấu hạ tầng cho công nghiệp, dịch vụ, đô thị. Qua công tác quy hoạch sử dụng đất đai, UBND các cấp nắm chắc đ−ợc quỹ đất đai của địa ph−ơng mình, có dự tính đ−ợc nguồn thu từ đất cho ngân sách nhà n−ớc [2].

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đN đ−ợc quy định trong Luật Đất đai 1993, Chính phủ đN ban hành Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 01/10/2001 quy định nội dung cụ thể về lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp địa ph−ơng. Từ năm 1994, Chính phủ đN cho triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả n−ớc đến năm 2010. Tuy vậy, cũng phải đến năm 2004, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XI, Quốc hội mới ra Nghị quyết số 29/2004/QH11 thông qua quy hoạch sử dụng đất đai cả n−ớc đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2005; Bộ Quốc phòng và Bộ Công an tiến hành công tác rà soát quy hoạch sử dụng đất an ninh, quốc phòng và đN đ−ợc Chính phủ phê duyệt.

Theo TS. Nguyễn Quang Học [6]: “Quy hoạch sử dụng đất đN góp phần tăng c−ờng hiệu lực và ngày càng có hiệu quả cao trong quản lý và sử dụng đất, đN phục vụ cho phát triển kinh tế - xN hội, an ninh quốc phòng trong quá trình phát triển của đất n−ớc theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá... đN góp phần thay đổi diện mạo vùng nông nghiệp nông thôn, đất đai đ−ợc sử dụng phát triển sản xuất nông nghiệp theo h−ớng hàng hoá. Đất ở nông thôn đ−ợc cải tạo, chỉnh trang phát triển theo h−ớng đô thị hoá. Đất có mục đích công cộng đ−ợc quy hoạch đồng bộ với kết cấu hạ tầng phát triển đN góp phần tăng khả năng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân”.

* Giai đoạn từ năm 2003 đến nay

Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của xN hội nói chung và đòi hỏi về công tác quản lý đất đai nói riêng. Luật Đất đai năm 2003 đN đ−ợc Quốc hội n−ớc Cộng hoà xN hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004. Khung pháp

lý đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đ−ợc quy định rõ: Luật Đất đai 2003 quy định tại mục 2 ch−ơng II (gồm 10 điều, từ Điều 21 đến Điều 30); Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định tại ch−ơng III (gồm 18 điều, từ Điều 12 đến Điều 29).

Luật Đất đai năm 2003 quy định rõ nội dung việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Đối với kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm và kỳ kế hoạch là 5 năm. Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là 5 năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai để phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đ−ợc tốt hơn. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đ−ợc lập 10 năm một lần gắn với kỳ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xN phải đ−ợc lập trên nền bản đồ địa chính. Ngoài ra, để cho việc quản lý đất đai đ−ợc thuận lợi hơn, đất đai đ−ợc chia thành 3 nhóm đất chính: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất ch−a sử dụng. Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng đN ban hành Thông t− h−ớng dẫn số 30/2004/TT- BTNMT và quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và quy trình lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các cấp.

Theo kết quả báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng đến hết năm 2007 [1], cùng với quy hoạch sử dụng đất đai cả n−ớc, đến nay đN có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng xây dung xong ph−ơng án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006 – 2010); trong đó có 62 tỉnh đN đ−ợc Chính phủ xét duyệt.

Đối với cấp huyện, đN có 450/676 huyện, quận, thị xN, thành phố thuộc tỉnh hoàn thành việc lập quy hoạch đến năm 2010 (đạt 66,57%); 154 huyện đang triển khai (đạt 22,78%); còn lại 72 huyện ch−a triển khai (chiếm 10,65%), phần lớn là các đô thị (quận, thị xN, thành phố thuộc tỉnh).

hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (đạt 57,30%); 2,466/10.784 xN đang triển khai (đạt 22,87%); còn lại 2,139/10.784 xN ch−a triển khai (chiếm 19,83%). Trong số các xN đN lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 có 1.358 xN đN lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết thể hiện trên bản đồ địa chính theo quy định của Luật Đất đai.

Theo GS.TSKH. Lê Đình Thắng, Th.S. Trần Tú C−ờng [14]: Quy hoạch sử dụng đất trong nền kinh tế thị tr−ờng ở n−ớc ta, đặc biệt do đất đai đN đ−ợc tiền tệ hoá và tham gia vào nền sản xuất hàng hoá, khi n−ớc ta đN là thành viên đầy đủ của WTO, có nhiều nhà đầu t− n−ớc ngoài tham gia vào quan hệ đất đai ở n−ớc ta. Vì thế, quy hoạch sử dụng đất phải đ−ợc xây dựng trên cơ sở định h−ớng của quy hoạch tổng thể, đồng thời phù hợp với từng đặc điểm riêng của từng địa ph−ơng, từng ngành trong từng giai đoạn nhất định, do đó phải xác định chính xác ở tầm vĩ mô. Do là khoa học dự báo, quy hoạch sử dụng đất không phải là dĩ thành bất biến mà có tính đúng sai nhất định, vì thế phải tính toán dự báo cho thời gian dài và phải đ−ợc phân thành nhiều giai đoạn thực hiện, các phát sinh sai sót phải đ−ợc điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân đoạn thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo từng thời gian, từng thời điểm để định ra đ−ợc tiến độ, khối l−ợng, địa điểm cần thực hiện phù hợp với yêu cầu và khả năng vật chất của xN hội. Kế hoạch sử dụng đất cần đảm bảo tính ổn định và tính khả thi cao, vì thế cần phân đoạn thời gian ngắn từ 1 - 3 năm.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện vĩnh bảo thành phố hải phòng (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)