Nhân tố sử dụng thời gian lao động tại Xí nghiệp 3

Một phần của tài liệu Những nhân tố tăng năng xuất lao động của xí nghiệp 3 công ty 20 (Trang 30 - 34)

3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của Xí nghiệp Cơng ty 20

3.1.1. Nhân tố sử dụng thời gian lao động tại Xí nghiệp 3

Nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian lao động sẽ cho phép chúng ta tìm ra nguyên nhân của những tổn thất thời gian lao động trong ca làm việc, tổn thất thời gian trong tháng, trong năm của xí nghiệp 3 từ đó quản lý tốt hơn thời gian làm việc của người lao động.

Ban lãnh đạo Cơng ty 20 nói chung và xí nghiệp 3 nói riêng ln theo dõi đầy đủ thời gian làm việc và ngừng việc của cán bộ cơng nhân viên. Trong năm 2005 tình hình thực hiện kế họach thời gian làm việc của người lao động xí nghiệp 3 như sau:

Bảng 7: Tình hình thực hiện kế hoạch thời gian làm việc của Xí nghiệp 3 - Cơng ty 20 năm 2005 Chỉ tiêu Đơn vị tính kế hoạch 2005 thực hiện 2005 Chênh lệch Tuyệt đối % I. Ngày dương lịch năm

2005

Ngày 365 365 0.00 0.00

II. Tổng số ngày nghỉ trong năm

ngày 91.76 91.95 0.19 0.21

A. Ngày nghỉ không lương Ngày 52 52 0.00 0.00

B.Ngày nghỉ được hưởng lương tính trong đơn giá

ngày 27.28 27.32 0.04 0.15

1.Ngày nghỉ lễ tết Ngày 9 9 0.00 0.00

2.Ngày nghỉ phép theo luật lao động

Ngày 13.2 13.2 0.00 0.00

3.Ngày nghỉ việc riêng có lương

Ngày 0.5 0.5 0.00 0.00

4.Ngày nghỉ đối với lao động nữ

Ngày 4.58 4.62 0.04 0.87

C. Ngày nghỉ hưởng BHXH Ngày 12.48 12.63 0.15 1.20

1.Nghỉ ốm Ngày 3.55 3.52 -0.03 -0.85

2.Nghỉ thai sản Ngày 8.18 8.89 0.71 8.68

3.Nghỉ khám thai Ngày 0.21 0.22 0.01 4.76

III. Số ngày làm việc bình quân trong năm

Ngày/năm 273.24 273.05 -0.19 -0.07

IV. Số ngày làm việc bình quân trong tháng

Ngày/tháng 22.77 22.75 -0.02 -0.09

V. Giờ công làm việc trong ngày

giờ/ngày 7.8 7.8 0.3 4.00

Như vậy tại xí nghiệp 3 người lao động được hưởng đầy đủ các ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước, đặc biệt là họ được hưởng chế độ ngày nghỉ đối với lao động nữ rất đầy đủ. Nhìn chung tình hình thực hiện thời gian lao động là khá tốt chỉ có số ngày nghỉ đối với lao động nữ tăng do số người sinh đẻ tăng so với dự kiến đăng ký sinh đẻ trong năm 2005, làm cho số ngày nghỉ đối với lao động nữ tăng 0.04 ngày/người/năm tức là tăng 0.87% so với kế hoạch dự kiến. Số người sinh đẻ tăng cũng làm cho số ngày nghỉ thai sản và số ngày nghỉ khám thai tăng, số ngày nghỉ thai sản tăng 0.71 ngày/người/năm tương ứng với tăng 8.68% , còn số ngày nghỉ tăng 0.01ngày/người/năm tương ứng với tăng 4.76%. Tuy nhiên có một chỉ số đáng mừng là số ngày nghỉ ốm đã giảm được 0.03 ngày/người tương ứng với giảm 0.85%. Ngày nghỉ được hưởng lương tính trong đơn giá và ngày nghỉ hưởng BHXH đều tăng nên làm cho tổng số ngày nghỉ trong năm tăng lên 0.19 ngày/người/năm tương ứng với tăng 0.21%. Do đó số ngày làm việc bình quân trong năm giảm từ 273.24 ngày/năm xuống còn 273.05 ngày/năm, tức là đã làm giảm thời gian làm việc thực tế.

Tuy nhiên số ngày làm việc thực tế không thay đổi so với kế hoạch đặt ra vẫn là 7.8 giờ/ngày(ca). Vì thời gian làm việc ảnh hưởng bởi khơng chỉ số ngày làm việc trong năm mà cịn ảnh hưởng rất nhiều bởi số giờ làm việc trong ngày (độ dài bình quân ngày(ca) làm việc. Nhưng ở đây nhân tố độ dài bình qn ngày(ca) làm việc khơng thay đổi nên chỉ có nhân tố số ngày làm việc bình quân trong năm là ảnh hưởng đến biến động của thời gian lao thực tế so với kế hoạch.

3.1.2. Phân tích biến động thời gian lao động và ảnh hưởng của nó đến năng suất lao động

Wnăm = T x h x Wgiờ Trong đó:

Wnăm: Năng suất lao động năm

T: số ngày làm việc bình quân 1 lao động trong năm h: độ dài bình quân ngày làm việc

Wgiờ: năng suất lao động giờ

Wnăm thay đổi là do sự biến động của Wgiờ, T, h. Mà nhân tố sử dụng thời gian lao động là nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi T,h nên nó là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến năng suất lao động

Biến động năng suất lao động bình quân theo nhân tố sử dụng thời gian lao động tại xí nghiệp 3 như sau:

Wnăm = Q/T

Wnăm = N x h x Wgiờ Trong đó:

Wnăm: Năng suất lao động năm Q: giá trị tổng sản lượng

T: Tổng số lao động

N: số ngày làm việc bình quân 1 lao động trong năm h: độ dài bình quân ngày làm việc

Wgiờ: năng suất lao động giờ WnămKH = QKH/TKH

WnămKH = 146150000/1100 =132864 (nghìn đ/người) WnămTH = 146496000/1100 =133178 (nghìn đ/người)

Wnăm = Wnăm TH – WnămKH = 133178 – 132864 =314 (nghìn đ/người) Wgiờ KH = WnămKH / (NKH x hKH) = 62.34 (nghìn đ/giờ)

WgiờTH = WnămTH / (NTH x hTH) = 62.53 (nghìn đ/giờ)

Wnăm = Wnăm(N) + Wnăm(h) + Wnăm(Wgiờ)

Wnăm(N) = (NTH – NKH ) x hKH x WgiờKH = (273.05 -273.24) x 7.8 x 62.34 = - 92.39 ( nghìn đ/người)

Wnăm(h) = 0 (nghìn đ/người)

Wnăm(N) = NTH x hTH x (WgiờTH - Wgiờ KH) = 273.05 x 7.8 x ( 62.53 – 62.34 )

= 404.66 (nghìn đ/người)

Như vậy nhân tố thời gian lao động đã làm cho năng suất lao động năm của cơng nhân giảm 92.39 nghìn đ/người, nhưng do năng suất lao động giờ của công nhân tăng khiến cho năng suất lao động năm tăng 404.66 nghìn đ/người nên tổng hợp lại năng suất lao động năm của cơng nhân vẫn tăng lên 314 nghìn đ/người. Nhân tố độ dài thời gian làm việc trong năm giảm nhưng đối với người lao động thì đây khơng phải là dấu hiệu xấu vì thực chất năng suất lao động của họ vẫn tăng mà thời gian thực tế làm việc của họ lại giảm chứng tỏ họ sẽ bớt vất vả hơn trong lao động nhưng vẫn làm tốt nhiệm vụ được giao.Tuy vậy đối với tổ chức thì việc giảm thời gian làm việc thực tế trong năm làm cho năng suất lao động thực tế giảm đi, nếu thời gian làm việc tăng thì đây là tiềm năng để tăng năng suất lao động. Nhưng việc tăng năng suất lao động giờ vẫn là nhân tố quan trọng và có ý nghĩa nhiều nhất trong việc tăng năng suất lao động năm của lao động.

Một phần của tài liệu Những nhân tố tăng năng xuất lao động của xí nghiệp 3 công ty 20 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)