Về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển quan hệ kinh tế thương mại VN nhật bản (Trang 58 - 60)

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn FDI nói chung và của Nhật Bản nói riêng, chính phủ Việt Nam vẫn chủ trương tích cực thu hút bằng nhiều biện pháp. Bên cạnh đó, yếu tố khoa học cơng nghệ mà FDI mang lại cho Việt Nam trong những năm qua chưa thực sự như mong muốn. Vì vậy trong những năm tới, việc chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi sẽ được khuyến khích mạnh mẽ hơn.

Ngồi ra, một trong những chính sách lâu dài của Việt Nam là đẩy mạnh xuất khẩu, mà trong lĩnh vực này, các liên doanh hoặc các công ty 100% vốn nước ngồi rất có tiềm năng. Hiện nay, Việt Nam đã phát triển những khu chế xuất chính là một biện pháp quan trọng để khuyến khích xuất khẩu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngơài. Trong thời gian tới, các khu chế xuất này sẽ ngày càng được phát triển với qui mô lớn hơn, nhiều điều kiện ưu đãi hơn, trở thành những cửa ngõ chính thu hút FDI của Nhật Bản và các nước khác.

Về mặt cơ cấu đầu tư, phương hướng trong những năm tới là đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào các nghành mũi nhọn, đồng thời cũng là thế mạnh của Nhật Bản , như ngành dệt, ngành chế tạo ô tô, xe máy... Hiện nay, tuy đã có những bước tiến đáng kể, nhưng ngành công nghiệp điện tử vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của hai nước. Trong lĩnh vực này mới chỉ có một số ít dự án đầu tư vào điện tử dân dụng cịn điện tử cơng nghiệp với các sản

phẩm rất cần thiết cho cơng cuộc hiện đại hố Việt Nam thì vẫn cịn thiếu. Do đó, chú trọng thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử là một phương hướng chủ đạo trong chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam đối với Nhật Bản.

3.Về thương mại giữa hai nước.

Trên cơ sở xem xét những vấn đề còn tồn tại, những thuận lợi và tiềm năng, kết hợp những dự báo được phân tích ở trên phương hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản như sau:

Một là, Việt Nam vẫn phải duy trì chính sách thay thế nhập khẩu đối với những mặt hàng đã có khả năng sản xuất ở trong nước.

Hai là, Việt Nam phải có những biện pháp hiệu quả nhằm chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu có lợi cho mình nhiều hơn, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong nước. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sẽ phát triển theo hướng giảm và tiến tới loại bỏ các nguyên, nhiên liệu thô, gia tăng tỷ trọng của những mặt hàng đã qua chế biến. Cơ cấu nhập khẩu cũng phải chuyển dịch theo hướng ưu tiên đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong nước. Các công nghệ hiện đại sẽ chiếm tỷ trọng cao trong giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản, bởi vì Nhật Bản là một nước có tiềm lực khoa học, công nghệ rất mạnh.Các mặt hàng tiêu dùng, nếu khơng phải là thiết yếu thì sẽ khơng nhập khẩu hoặc chỉ nhập khẩu với tỷ trọng không đáng kể, ưu tiên dành mọi nguồn lực cho nhập khẩu máy móc, cơng nghệ phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu thị trường theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá các bạn hàng, các đối tác, không nên chỉ phụ thuộc vào các bạn hàng truyền thống như Nhật Bản và các nước Châu á khác. Mục đích của việc này, một phần là để hạn chế, chia nhỏ những rủi ro cho các nhà xuất khẩu Việt Nam khi các thị trường truyền thống bị chấn động, mặt khác nâng cao tính cạnh tranh, vị thế của các hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế, tránh bị ép giá do khơng có đầu ra.

III.Những giải pháp phát triển kinh tế-thương mại Việt nam - Nhật bản

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển quan hệ kinh tế thương mại VN nhật bản (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)