Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển quan hệ kinh tế thương mại VN nhật bản (Trang 60 - 62)

Trên cơ sở phân tích thực trạng của quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam- Nhật Bản trong thời gian qua và xu hướng phát triển trong thời gian tới, về phía chính phủ xin đưa ra một số đề xuất chủ quan nhằm mục đích phát triển hơn nữa mối quan hệ này.

1.1 Trong quan hệ kinh tế với Nhật Bản.

Về lĩnh vực thu hút ODA, Việt Nam cần tiếp tục hồn thiện cơ chế quản lý và điều hành cơng tác tiếp nhận nguồn vốn ở các cấp sao cho nguồn vốn này được phân bổ hợp lý cho những ngành, những cơng trình thực sự cần thiết và mang lại hiệu quả cao. Mặt khác, phải tăng cường công tác đào tạo cho những cán bộ thuộc bộ phận có liên quan đến việc xác định nhu cầu và đàm phán, ký kết những hiệp định với đối tác nước ngoài nhằm nâng cao hơn nữa số lượng và chất lượng nguồn vốn thu hút được. Cơng tác này có thể được thực hiện dưới các hình thức như mở lớp đào tạo ngắn về những kiến thức có liên quan đến thủ tục, điều kiện cung cấp ODA...

Bên cạnh đó, các ngành, địa phương có nhu cầu về cung cấp ODA cần nghiên cứu kỹ những chính sách ưu tiên của đối tác nước ngồi cũng như quy chế quản lý và sử dụng nguồn ODA, tạo điều kiện giải quyết nhanh trong việc lập hồ sơ dự án và các thủ tục có liên quan.

Đối với hoạt động đầu tư, để tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI, chính phủ cần quan tâm đến các vấn đề như luật pháp, thủ tục cấp giấy phép, nâng cao điều kiện cơ sở hạ tầng cũng như nâng cao hiệu sử dụng vốn.

Trước hết, để môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn, hệ thống luật pháp về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và một số luật có liên quan cần được hồn thiện, đảm bảo tính thống nhất và ổn định. Cần học hỏi những kinh nghiệm

của các nước trong khu vực như Thái Lan, Inđônêxia...về hệ thống luật pháp, chính sách của họ đối với vấn đề thu hút đầu tư.

Việt Nam khơng những phải duy trì lợi thế sẵn có mà cịn phải nâng cấp để tận dụng tối đa những thuận lợi mà mình có. Việc nâng cấp bao gồm khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ nguồn tài nguyên tránh lãng phí. Đối với lợi thế về nguồn nhân lực, chính phủ nên có chính sách hỗ trợ đào tạo nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư.

Cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, thông tin liên lạc ở Việt Nam cịn yếu kém đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Trong lĩnh vực bưu chính viễn thơng, tình trạng độc quyền làm cho giá dịch vụ khá cao so với các nước trong khu vực. Trong thời gian tới nên đầu tư công nghệ tiên tiến cho ngành này.

Chính phủ cần quản lý chặt chẽ cơ cấu đầu tư theo đúng hướng đã đề ra, kiểm sốt cơng nghệ dược chuyển giao tránh tình trạng nhập khẩu các cơng nghệ đã lỗi thời.

Để tăng cường hoạt động hướng ra xuất khẩu, chính phủ cần có những biện pháp, chính sách ưu đãi đối với hoạt động xuất khẩu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, đặc biệt trong các lĩnh vực có giá trị xuất khẩu cao.

1.2 Trong quan hệ thương mại với Nhật Bản.

Trong những năm qua Việt Nam luôn xuất siêu sang thị trường Nhật Bản và được chính phủ Nhật Bản khuyến khích. Nếu xét trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam thì Việt Nam vẫn nhập siêu mặc dù tỷ lệ này không cao. Sau đây là một số đề xuất nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản:

-Nhà nước nên có các hình thức ưu đãi nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, và nhập khẩu theo hướng tạo điều kiện cho q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

-Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bằng cách đặt văn phòng đại diện hoặc trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cũng như giúp các doanh nghiệp trong việc tìm đối tác, mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển quan hệ kinh tế thương mại VN nhật bản (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)