Như đã đề cập ở trên, quan hệ kinh tế -thương mại Việt Nam-Nhật Bản được phân tích trên ba khía cạnh đầu tư, viện trợ phát triển chính thức và bn bán. Do nền kinh tế Việt Nam chưa phát triển nên trong phần này chỉ nói về giải pháp phát triển thương mại giữa hai nước dưới góc độ doanh nghiệp.
Nhiều cơng ty nước ngồi đã nắm bắt được những nét đặc trưng của xã hội Nhật Bản và những đặc điểm nổi bật của thị trường này. Họ cũng rất am hiểu xu hướng tiêu dùng của người Nhật cũng như những qui định và bộ luật liên quan của Nhật Bản. Cùng với những kiến thức của mình, họ đã thành cơng trên thị trường Nhật Bản. Sau đây là một số nhận xét, đánh giá được đúc kết bởi rất nhiều các công ty nước ngồi đã thành cơng trên đất Nhật, để từ đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm ra con đường đi đến sự thành công.
-Thâm nhập thị trường Nhật Bản cần chiến lược lâu dài. Thị trường Nhật Bản đòi hỏi một chiến lược với tầm nhìn sâu rộng. Điều này đạt được bằng cách nghiên cứu kỹ các yếu tố như: dung lượng thị trường, các đối thủ cạnh tranh, kênh phân phối, mức giá, giới hạn thời gian, những diễn biến đối với người sử dụng và người tiêu dùng, những xu hướng nghiên cứu và phát triển. Trước khi có thể thâm nhập thị trường Nhật Bản, các công ty phải điều tra nghiên cứu thị trường này. Do đặc điểm của cơng việc, chính sách kinh doanh và cách thức thành lập cơng ty ở Nhật, việc đưa ra quyết định ở Nhật thường tốn nhiều thời gian hơn so với các nước khác. Việc tìm kiếm lợi nhuận nhanh
chóng tại thị trường Nhật Bản là điều khơng thích hợp. Điều cốt yếu là khơng được bỏ cuộc giữa chừng, muốn thành cơng phải có sự quyết đốn và lịng kiên trì.
-Lựa chọn đúng đối tác. Khi thành lập một công ty con hay một liên doanh để thâm nhập thị trường Nhật Bản, chiến lược quản lý của phía đối tác Nhật Bản sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của công ty, những hoạt động kinh doanh sau này của phía Nhật Bản cũng gây nhiều ảnh hưởng tương tự. Câu hỏi chính ln được đặt ra là liệu có hay khơng sự tương đồng về triết lý và chủ thuyết kinh doanh giữa hai bên. Nếu hai bên có sự tương đồng thì sự hợp tác kinh doanh sẽ diễn ra trơi chảy, nhưng nếu hai bên có sự bất đồng thì cần sớm có sự bàn bạc ( tham khảo ý kiến). Nếu rơi vào tình trạng trên, hai bên cần có những cuộc tranh luận, bàn bạc, tham khảo để tăng cường sụ hiểu biết lẫn nhau.
-Coi trọng chất lượng và hoạt động kinh doanh. Đối với các loại sản phẩm, người tiêu dùng và người sử dụng Nhật Bản địi hỏi cao về tiêu chuẩn. Có một số cơng ty nước ngồi phàn nàn những tiêu chuẩn mà người Nhật Bản đề ra là quá cao và việc đáp ứng những tiêu chuẩn và những yêu cầu đó là khơng thể được vì q tốn kém. Tuy nhiên những cơng ty thành công ở Nhật đều nhận ra rằng, người Nhật không bao giờ bỏ qua về mặt chất lượng. Các cơng ty này nhận về mình trách nhiệm phải đáp ứng được những tiêu chuẩn này và độ an tồn của hàng hố đối với người tiêu dùng Nhật Bản.
-Nét độc đáo và khác biệt. Sự thật là một sản phẩm độc đáo tất nhiên sẽ hấp dẫn khách hàng. Nhưng khách hàng sẽ còn bị cuốn hút hơn khi cơng ty đó và sản phẩm của nó độc đáo, khác biệt với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Để có được tính độc đáo của sản phẩm cần đầu tư cho các khâu quảng cáo và tiếp thị, trình độ cơng nghệ, nghiên cứu và phát triển.Điều chủ yếu phải tạo được sự khác biệt giữa cơng ty mình và đối thủ cạnh tranh, bí quyết ở đây chính là tính sáng tạo.
-Đầu tư cho cơng nghệ, nghiên cứu và phát triển. Trong ngành sản xuất, chế tạo, công ty cần phải quan tâm tới các hoạt động nghiên cứu- phát triển và cộng nghệ. Rất nhiều công ty khi thâm nhập thị trường Nhật đã đầu tư khá nhiều tiền của và nguồn nhân lực cho bộ phận nghiên cứu-phát triển.
-Hiểu rõ những nhu cầu của thị trường Nhật Bản. Nhiều công ty nước ngồi thường cho rằng, sản phẩm của mình tiêu thụ được ở thị trường nội địa chẳng có nghĩa lý gì lại khơng bán được ở thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, những sản phẩm và dịch vụ đó lại khơng đáp ứng được nhu cầu ở thị trường Nhật Bản nên kết cục thường thất bại. Một nhà sản xuất thiết bị gia dụng Mỹ đã thử bán sản phẩm tủ lạnh của mình ở Nhật nhưng khơng thành cơng vì tủ lạnh của cơng ty này q to, khơng phù hợp với nhà ở của người Nhật Bản. Trường hợp khác, một cơng ty liên doanh nước ngồi chun sản xuất đồ nội thất đã thành công khi sản xuất ghế sơ pha có gầm thấp sát dưới sàn phù hợp với thói quen ngồi dưới sàn nhà của người Nhật Bản. Một cán bộ công ty lý giải “ sản xuất đồ nội thất là ngành liên quan mật thiết đến đặc điểm từng khu vực và những khách hàng sống ở khu vực đó, chúng tơi thiết kế và làm ra những sản phẩm mà mgười tiêu dùng địa phương mong muốn”.
-Tận dụng mọi sự ưu đãi. Những cơng ty có cơ sở sản xuất và nhà máy ở những vùng xa trung tâm có thể nhận được những ưu đãi về thuế, trợ giá và những khoản vay nhẹ lãi. Đây là những biện pháp ưu đãi mà chính phủ Nhật cũng như các nước khác áp dụng để khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp có vốn nước ngồi có thể tận dụng những hệ thống cho vay nhẹ lãi điều hành bởi các cơ quan tài chính của chính phủ.
Từ những kinh nghiệm của một số công ty đã thành công trên thị trường Nhật Bản, theo ý kiến của bản thân tôi, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trước khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản nên chú ý đến những khía cạnh sau:
Nhật Bản là một thị trường lớn và ngày càng có nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể kinh doanh thành cơng. Các công việc của nghiên cứu thị trường bao gồm nghiên cứu cung cầu, giá cả hàng hố, tình hình hoạt động của các đối thủ...
Có thể nói từ trước đến nay Việt Nam chỉ là một bạn hàng nhỏ bé của Nhật trong lĩnh vực bn bán. Thu nhập trung bình của người dân Nhật rất cao nên nhu cầu của họ về các loại hàng hố cũng rất đa dạng. Ngồi các sản phẩm vật chất phục vụ cho sinh hoạt thơng thường thì nhu cầu về giải trí, văn hố, du lịch ngày càng cao. Yếu tố cung trên thị trường Nhật Bản cũng đa dạng. Vì Nhật Bản là một thị trường lớn nên có rất nhiều cơng ty danh tiếng của nước ngồi muốn làm ăn ở đó. Trong khi đó, về kinh doanh xuất nhập khẩu, Việt Nam chỉ chiếm chưa đầy 1% dung lượng thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khó khăn nữa là cạnh tranh trên thị trường thế giới nói chung và trên thị trường Nhật Bản nói riêng ngày càng gay gắt. Các đối thủ Việt Nam gặp phải toàn là những đối thủ mạnh như Trung Quốc, Italia, Hàn Quốc đối với hàng dệt may, Thái Lan, ấn Độ đối với hải sản; Trung Quốc, Anh, Đức đối với đồ gốm sứ... Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam khi đối đầu với những đối thủ lớn như vậy là phải làm sao nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá của Việt Nam ở thị trường Nhật Bản. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng hàng hoá, hiểu biết tốt nhu cầu, thị hiếu của người Nhật về những mặt hàng Việt Nam kinh doanh, tìm được các đối tác đáng tin cậy... Việt Nam hiện đã thành lập ban xúc tiến thương mại với một phần chức năng là hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế mở rộng thị trường tìm, kiếm đối tác, phát triển sản phẩm. Nội dung hoạt động của ban xúc tiến thương mại là cung cấp các dịch vụ tư vấn, tạo các cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức hội trợ triển lãm... Khi chuẩn bị thâm nhập thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp bằng cách này hay cách khác nên tìm hiểu thị trường Nhật Bản thật kỹ để hạn chế rủi ro.
2.2. Tìm hiểu thói quen, thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản.
-Về thực phẩm. Người Nhật quan tâm đến những món ăn ngon, các đồ ăn để hưởng thụ trong khi đó các đồ ăn tiết kiệm thời gian cũng rất thích hợp với cuộc sống ở Nhật. Bên cạnh đó, một phần lớn người dân ưa thích các thực phẩm giá rẻ, tránh những nơi mà giá dịch vụ quá cao. Nhưng tất cả người dân Nhật đều quan tâm đến sức khoẻ, địi hỏi chất lượng đảm bảo. Các sản phẩm có thành phần dinh dưỡng vừa phải, thích hợp với mỗi độ tuổi được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
-Các khuynh hướng trong thời trang. Do cuộc sống gần đây trở nên đa dạng hơn, thời kỳ của việc gắn bó q nhiều với hàng hố có nhãn hiệu đang chấm dứt dần và thời trang cũng trở nên đa dạng hơn. Người tiêu dùng, bên cạnh đó cũng đang cố gắng giảm bớt chi tiêu cho quần áo trong thời kỳ suy thoái và lựa chọn những sản phẩm có giá cả hợp lý.
-Nhà cửa, ngày càng phổ biến việc sử dụng bàn ghế, giường tủ và các đồ đạc gỗ vì vậy đồ gỗ gia dụng cũng ngày một đa dạng hơn.
Người Nhật Bản được coi là một trong số những người đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao nhất, gồm cả độ bền và khả năng hoạt động. Bên cạnh đó, thị hiếu của người tiêu dùng bắt nguồn từ truyền thống và điều kiện của Nhật Bản trở thành một yếu tố quan trọng trong việc bán và phát triển sản phẩm hàng hoá. Do khủng hoảng kinh tế kéo dài gần đây nên người tiêu dùng Nhật Bản thích mua các hàng hố có giá cả hợp lý.
Các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường Nhật Bản cần chú ý đến tiêu chuẩn chất lượng mà người Nhật Bản địi hỏi cũng như thị hiếu, thói quen tiêu dùng để từ đó có cách thức đáp ứng cho phù hợp. Các doanh nghiệp nên có chính sách hỗ trợ đào tạo để tìm hiểu nhu cầu cũng như thói quen tiêu dùng của người Nhật tại Nhật. Mời các chuyên gia Nhật Bản , các nhà cố vấn Việt Nam tư vấn về các lĩnh vực kiểm tra chất lượng, mẫu mã bao bì ... Hình
thức liên doanh với các công ty Nhật Bản cũng hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập tốt hơn vào thị trường Nhật Bản
2.3. Tìm hiểu chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nhật Bản
2.3.1 Những đổi mới trong chính sách xuất nhập khẩu và đầu tư của Việt Nam Chính sách ngoại thương của Việt Nam trong thời gian tới là hướng mạnh vào xuất khẩu, thay thế nhập khẩu. Đối với những ngành hàng khác nhau cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu có những đặc điểm khác biệt mà doanh nghiệp phải nghiên cứu và nắm rõ. Chính sách chung là khuyến khích xuất khẩu, tuy nhiên chế độ ưu đãi đối với mỗi mặt hàng là khác nhau, thậm chí từng thời điểm cũng khác nhau. Chúng ta đang ở trong giai đoạn hồn thiện các chính sách nên thường có sự điều chỉnh chính sách giữa các ngành hàng xuất nhập khẩu.Vì vậy các yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là:
-Nghiên cứu mức thuế suất tại thời điểm kinh doanh đối với mặt hàng mình kinh doanh. Lựa chọn thời điểm xuất, nhập hàng thích hợp sẽ góp phần giảm chi phí và như vậy làm giảm giá thành sản phẩm.
-Để hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, lâu dài thì các doanh nghiệp phải biết dự đốn các chính sách trong tương lai có những thuận lợi hay bất lợi gì cho doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan giữa các nước ASEAN nên thuế suất của các mặt hàng sẽ có nhiều thay đổi. Ngồi ra, doanh nghiệp phải nghiên cứu các chính sách liên quan đến các mặt hàng có liên quan, các mặt hàng có khả năng thay thế đối với mặt hàng mình kinh doanh.
-Nghiên cứu chính sách hỗ trợ xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu của nhà nước. Các chính sách thuế, chính sách tài chính thuận lợi cũng sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong khâu vốn, thanh toán...
2.3.2 Những chính sách xuất nhập khẩu của Nhật Bản
Đối với hàng hoá nhập khẩu vào Nhật Bản, trong chế độ nhập khẩu , Nhật Bản qui định thành nhóm các loại mặt hàng nhập khẩu khơng hạn chế , nhóm mặt hàng nhập khẩu hạn chế. Về hệ thống ưu đãi thuế quan của nhật cũng được qui định riêng cho từng nhóm mặt hàng riêng biệt. Nhật Bản đề ra một số luật liên quan đến nhập khẩu một số nhóm hàng nhất định như luật vệ sinh thực phẩm, luật kiểm dịch thực phẩm, luật chống bệnh dại và các bệnh truyền nhiễm trong súc vật ni... Vì vậy, các sản phẩm muốn vào được thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu kiểm tra khắt khe. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với Nhật Bản cần chú ý đến các chính sách liên quan đến các mặt hàng xuất nhập khẩu, thủ tục xuất nhập khẩu của Nhật Bản cũng như của Việt Nam .