II. Tình hình áp dụng UCP600 tại các NHTM Việt nam
3. Đánh giá những hoạt động của các ngân hàng để phù hợp với những thay đổi của
của UCP600
3.1. Những mặt tích cực
Chính là sự tiếp nhận một cách tích cực và chủ động trong cơng tác chuẩn bị của các ngân hàng trước những thay đổi của UCP, thông tin về các hoạt động được phổ biến rộng rãi trên các thơng tin như Internet, Tạp chí ngân hàng, Thời báo kinh tế…đã khuyến nghị, khích lệ cho hoạt động áp dụng UCP600 vào thực tiễn được sâu rộng và hiệu quả. Các thanh toán viên cũng như các doanh nghiệp được trang bị kiến thức theo mục đích sử dụng nên khơng có xáo trộn đáng kể khi UCP600 có hiệu lực. Các kế hoạch chi tiết về thời gian, đối tượng đào tạo, nội dung đào tạo, giảng viên nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán quốc tế, các chuyên gia trực tiếp tham gia soạn thảo UCP truyền đạt nên tiết kiệm được chi phí và thời gian.
3.2. Những mặt còn hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực, việc áp dụng UCP của các ngân hàng thương mại Việt nam vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định. Trước hết, do chênh lệch về tỷ lệ sử dụng phương thức tín dụng chứng từ giữa các chi nhánh có sự chênh lệch rất lớn do khối lượng giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu của các chi nhánh tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh lớn gấp nhiều lần so với các chi nhánh ở các tĩnh, thành phố khác. Cho nên việc đào tạo chưa triển khai tới toàn bộ các chi nhánh cấp I và cấp II, các thanh toán viên tại các chi nhánh khơng có cơ hội mở rộng kiến thức, thực hành về UCP600, thậm chí có những chi nhánh như Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Bến Thuỷ từ năm 2006 đã giải tán phịng thanh tốn quốc tế do hoạt động khơng có hiệu quả, và rất nhiều Ngân hàng thương mại khác tại thành phố Vinh khi được hỏi về UCP600 đều trả lời là chưa có cơ hội tiếp cận.
Ngoài ra, hoạt động về quản lý rủi ro đối với việc phát hành L/C có giá trị lớn cũng chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, các thanh toán viên phụ trách việc thẩm định hầu hết chỉ căn cứ thep hợp đồng ngoại thương của khách hàng, thiên về mối quan hệ và cảm tính chứ chưa dựa trên các thông tin phân tích tài chính. Ví dụ, thị trường loại hàng hoá ghi trong hợp đồng hiện nay diễn biến như thế nào? Tình hình tài chính của doanh nghiệp ra sao? …Từ đó, xúc tiến thẩm định khách hàng và giá trị thực
L/C để xác định được rủi ro nội tại trong L/C. Tuy nhiên, việc thu thập các thông tin của các thanh tốn viên vẫn cịn mang tính thụ động, chưa có bộ phận quản lý và phân tích thơng tin. Rất nhiều quy định trong UCP600 đối với ngân hàng phát hành, Ngân hàng thông báo, Ngân hàng thương lượng thanh tốn địi hỏi phải tìm hiểu và mở rộng với các ngân hàng đại lý trên toàn thế giới nhưng những bất cập trong việc thu thập nguồn thông tin như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn an toàn giao dịch và quản lý rủi ro.
III. Một số kiến nghị mang tính giải pháp nhằm thúc đẩy khả năng áp dụng UCP600 tại các NHTM Việt Nam.