Kiến nghị đối với cơ quan quản lý (Chính phủ và ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Một phần của tài liệu UCP600 với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 81 - 82)

II. Tình hình áp dụng UCP600 tại các NHTM Việt nam

2. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý (Chính phủ và ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Nam)

2.1. Đối với chính phủ và các bộ ngành có liên quan:

Tạo một hành lang pháp lý minh bạch điều chỉnh mối quan hệ giữa UCP600 và luật quốc gia. Cụ thể là cần xây dựng các văn bản Luật hoặc dưới luật như Luật, nghị định, các văn bản dưới luật…quy định hành lang pháp lý rõ ràng về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia. Đặc biệt có cơ chế pháp luật điều chỉnh đối với từng trường hợp cụ thể khi xảy ra xung đột giữa luật quốc gia và UCP600. Tuy nhiên, để ban hành được nguồn luật về thanh tốn quốc tế khơng phải ngày một ngày hai mà là một q trình nghiên cứu lâu dài, Chính phủ cần có sự đồng thuận, hợp tác, ủng hồ từ phía ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại, và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta đang trong quá trình hội nhập và tiềm năng phát triển là rất lớn. Trước xu thế đó địi hỏi chính phủ phải kịp thời ban hành các nghị định về thanh toán quốc tế để phù hợp với lộ trình hội nhập thương mại quốc tế của Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Một điều chúng ta phải thừa nhận là các doanh nghiệp nước ngồi vẫn cịn e ngại khi hợp tác với nước ta bởi thủ tục pháp lý rườm rà và chưa rõ ràng.

2.2. Đối với ngân hàng nhà nước:

Cần tập trung nguồn lực và đầu tư cần thiết để kết hợp với Chính phủ ban hành Nghị định về thanh tốn quốc tế. Cố vấn về mặt chun mơn và kinh nghiệm thực tiễn để cơ quan Chính phủ sớm hồn chỉnh nội dung nguồn luật. Thành lập một nhóm hay

bộ phận riêng biệt chuyên phụ trách về thanh tốn quốc tế hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra tình hình hoạt động này đối với các ngân hàng thương mại.

Thống nhất về phổ cập UCP600 tới các ngân hàng thương mại để các thanh tốn viên trên tồn hệ thống ngân hàng cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiểu và vận dụng đúng UCP600, tránh tình trạng UCP600 bị suy diễn theo một cách riêng. Để làm được điều này, ngân hàng nhà nước cần chính thức ban hành các văn bản hướng dẫn, giải thích dễ hiểu về việc áp dụng UCP600. Ngoài ra, ngân hàng nhà nước cũng nên ban hành đồng thời hệ thống pháp quy hướng dẫn quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, tránh tình trạng các ngân hàng thương mại tự do thay đổi quy trình theo điều kiện riêng của mình như thực tế hiện nay của Việt Nam. Như vậy, chúng ta mới nâng cao được năng lực cạnh tranh về nghiệp vụ thanh toán trên trường quốc tế. Sau hơn nữa năm UCP600 có hiệu lực, ngân hàng nhà nước nên chủ động tổ chức các buổi hội thảo, các cuộc thảo luận liên ngân hàng để nắm bắt những thuận lợi và khó khăn trong thực tiễn áp dụng.

Một phần của tài liệu UCP600 với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)