2.2. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề ở trường Cao đẳng Xây dựng Nam
2.2.4. Kết quả đào tạo và bồi dưỡng nghề cho các địa phương, tổng cơng ty, xí
xí nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp
+ Thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội. + Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
+ Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu
cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
+ Nhà trường tăng cường công tác liên kết đào tạo để đáp ứng công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội, nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo.
+ Thực hiện theo luật giáo dục nghề nghiệp Số 74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 nhằm Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn với mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
b) Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các cơng việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số cơng việc có tính phức tạp của chun ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, cơng nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
c) Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các cơng việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các cơng việc có tính phức tạp của chun ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện cơng việc.
+ Vì vậy nhà trường tập trung đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.
+ Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của đảng ủy, ban giám hiệu về cơng tác liên kết đào tạo ngồi trường được quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống và đạo đức nghề nghiệp cho học sinh - sinh viên.
+ Trường đang đào tạo nhiều ngành nghề mà nhu cầu xã hội đang cần. Từ năm 2010 đến năm 2015, nhà trường đã cử giáo viên dạy nghề, cán bộ tham gia đào tạo nghề tại chỗ cho các địa phương, tổng cơng tu, xí nghiệp, doanh nghiệp, nhà máy , cơ sở sản xuất tại các làng nghề…và dạt kết quả tốt.
+ Dạy nghề Tổng công ty xây dựng Quảng Ninh – Bộ Xây dựng. (đào tạo cơng nhân trình độ trung cấp và nâng bậc thợ cho công nhân).
Cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề tham gia dạy nghề khóa học này có 11 người.
Các nghề đào tạo: Mộc xây dựng và trang trí nội thất, chạm khắc gỗ, kỹ thuật xây dựng, điện dân dụng, cơng nghệ hàn, cấp thốt nước, cốt thép hàn, mộc mỹ nghệ.
Số lượng học sinh học nghề.
Mộc xây dựng và trang trí nội thất: 25 học sinh.
Chạm khắc gỗ: 25 học sinh.
Kỹ thuật xây dựng: 70 học sinh.
Điện dân dụng: 20 học sinh.
Công nghệ hàn: 20 học sinh.
Cấp thoát nước: 26 học sinh.
Cốt thép hàn: ` 32 học sinh.
Mộc mỹ nghệ.: 37 học sinh.
Số lượng học viên nâng bậc thợ từ bậc 3/7 lên bậc 4/7.
Mộc xây dựng và trang trí nội thất: 09 học viên.
Kỹ thuật xây dựng: 15 học viên.
Cấp thoát nước: 05 học viên.
Cốt thép hàn: 06 học viên.
Khảm trai: 08 học viên
Kết thúc khóa học chất lượng tay nghề của học sinh và học viên được đánh giá: có tay nghề tốt, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của tổng công ty xây dựng.
Bảng 2.3. Kết quả học tập của các lớp liên kết tại Tổng công ty xây dựng Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Ninh
Nghề nâng bậc thợ Số học viên Kết quả nâng bậc thợ
Loại giỏi Loại khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
Mộc xây dựng
Chạm khắc gỗ 25 5 20.0 10 40.0 10 40.0 0 0 Kỹ thuật xây dựng 70 21 30.0 19 27.1 30 42.9 0 0 Điện dân dụng 20 6 30.0 6 30.0 8 40.0 0 0 Công nghệ hàn 20 7 35.0 8 40.0 5 25.0 0 0 Cấp thoát nước 26 9 34.6 8 30.8 9 34.6 0 0 Cốt thép hàn 32 8 25.0 17 53.1 7 21.9 0 0 Mộc mỹ nghệ 37 11 29.7 16 43.2 10 27.0 0 0 Tổng cộng 255 73 28.6 94 36.9 88 34.5 0 0
(Nguồn: Phòng Đào tạo: Báo cáo năm học 2010 - 2015)
Bảng 2.4.Kết quả nâng bậc thợ tại Tổng công ty xây dựng Quảng Ninh - Tỉnh Quảng Ninh. Nghề đào tạo Số lượng học sinh Kết quả học tập
Loại giỏi Loại khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Mộc xây dựng và trang trí nội thất 9 1 11.1 3 33.3 5 55.6 0 0 Kỹ thuật xây dựng 15 4 26.7 6 40.0 5 33.3 0 0 Cấp thoát nước 5 1 20.0 2 40.0 2 40.0 0 0 Cốt thép hàn 6 2 33.3 1 16.7 3 50.0 0 0 Khảm trai 8 2 25.0 3 37.5 3 37.5 0 0 Tổng cộng 43 10 23.3 15 34.9 18 41.9 0 0
(Nguồn: Phòng Đào tạo: Báo cáo năm học 2010 - 2015)
+ Dạy nghề cho các làng nghề Yên Ninh - Ý Yên, Vụ Bản, Hải Hậu, Xuân Trường -Tỉnh Nam Định; Ninh Vân - Tỉnh Ninh Bình, Ngọ Hạ - Phú Xuyên - Hà Nội.
- Tổng số: 17 Lớp.
Số lượng học sinh học nghề.
Mộc xây dựng và trang trí nội thất: 30 học sinh.
Chạm khắc gỗ: 160 học sinh.
Điện dân dụng: 60 học sinh.
Công nghệ hàn: 10 học sinh.
Cốt thép hàn: ` 15 học sinh.
Mộc mỹ nghệ: 26 học sinh.
Quản trị mạng: 55 học sinh.
Kế toán: 54 học sinh.
+ Dạy định hướng nghề: sơ cấp nghề cho lao động nơng thơn theo chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới.
+ Dạy nghề ngắn hạn theo thỏa ước hợp tác với hội năng lượng khơng biên giới (ESF) - Cộng hịa Pháp:
Số lượng học sinh học nghề điện dân dụng: 29 học viên.
- Nhà trường đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định, Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Nam Định tham gia giảng dạy, tuyên truyền các nghề thuộc khối ngành xây dựng và thủ công mỹ nghệ cho các trung tâm học tập cộng đồng, xây dựng quy hoạch dài hạn phát triển nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực, cơ cấu ngành nghề, trình độ. Trên cơ sở đó, đặt hàng và phối hợp với các cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức thực hiện.