CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG:

Một phần của tài liệu Đề tài: CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM potx (Trang 58 - 61)

Cơ chế quản lý vốn tập trung là một cơ chế quản lý vốn theo mơ hình hiện đại, đƣợc các NHTM và các tập đồn tài chính thế giới áp dụng. Mơ hình này là bƣớc chuyển đổi cơ chế vốn phân tán (cơ chế được hầu hết các NHTM tại Việt Nam đang áp

dụng hiện nay) sang cơ chế quản lý vốn tập trung, với cơ chế này toàn hệ thống là một

ngân hàng duy nhất, xóa bỏ cơ chế điều vốn bằng tiền và cân đối vốn “thủ công” nhƣ hiện nay, chuyển sang áp dụng hệ thống định giá chuyển vốn nội bộ để xác định thu nhập, chi phí vốn định kỳ của chi nhánh.

FTP (Fund transfer pricing) là cơ chế tính và xác định chi phí vốn đối với TSC (đơn vị kinh doanh sử dụng vốn) và thu nhập vốn đối với TSN (đơn vị kinh doanh huy động vốn) thông qua nguồn vốn tập trung của hệ thống. Mọi nguồn vốn của chi nhánh huy động đều đƣợc chuyển về quỹ vốn trung tâm và nhận đƣợc thu nhập vốn, mọi khoản sử dụng vốn đều đƣợc lấy từ quỹ vốn trung tâm và phải trả chi phí vốn. Các hoạt động huy động vốn hoặc cho vay vốn sẽ theo chỉ định của HO, chi nhánh đƣợc hƣởng chênh lệch lãi suất dòng chảy vốn sẽ theo mơ hình sau.

Mơ hình 8 : Mơ hình lƣu chuyển vốn trong hệ thống

(1) Chi nhánh huy động từ khách hàng (2) Chi nhánh điều chuyển vốn về HO

(3) Chi nhánh nhận vốn từ HO (4) Chi nhánh cho khách hàng vay

TRUNG TÂM VỐN Chi nhánh 1 Khách hàng tiền gửi Khách hàng tiền vay Chi nhánh 2 Khách hàng tiền gửi Khách hàng tiền vay Chi nhánh Chi nhánh n Khách hàng tiền gửi Khách hàng tiền vay Khách hàng tiền gửi Khách hàng tiền vay (1) (2) (1) (2) (1) (1) (2) (2) (3) (3) (3) (3) (4) (4) (4) (4)

3.1.1. Mục đích:

Quản lý vốn tập trung nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong công tác điều hành vốn nội bộ, tạo cơ chế kinh doanh có tính nhất qn và bình đẳng chung cho tất các chi nhánh, phân bổ chi phí, thu nhập vốn một cách khách quan, cơng bằng để đánh giá đúng mức độ đóng góp của các đơn vị kinh doanh vào thu nhập chung của toàn hệ thống trên cơ sở phát huy tính năng động sáng tạo trong khai thác tiềm năng thế mạnh của từng địa bàn.

Tập trung quản lý rủi ro về HO, đặc biệt là quản lý các rủi ro trong công tác quản trị vốn nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản.

Quản lý tập trung nhằm cân đối một cách hiệu quả nhất cho các mục tiêu sử dụng vốn theo định hƣớng và kế hoạch kinh doanh, đảm bảo các giới hạn an tồn theo quy định, kiểm sốt rủi ro, đạt đƣợc các chỉ tiêu tài chính tốt nhất của ngân hàng.

3.1.2. Nguyên tắc:

* Quản lý vốn tập trung và thống nhất:

Tập trung và thống nhất là nguyên tắc cơ bản trong cơ chế quản lý vốn tập trung. Trên nguyên tắc đó HO đảm bảo kiểm soát thu nhập – chi phí của từng chi nhánh, và điều hành thơng qua các chính sách chung trong quản lý vốn đƣợc thực thi hiệu quả.

Nguồn vốn đƣợc quản lý theo nguyên tắc tập trung, cả hệ thống là một bảng tổng kết tài sản thống nhất và duy nhất, không tồn tại các bảng cân đối vốn riêng lẻ của các chi nhánh. Vốn do chi nhánh huy động sẽ chuyển vào nguồn vốn chung, chi nhánh đƣợc hiểu nhƣ một “đại lý” huy động vốn cho HO, HO sẽ trả phần “hoa hồng” cho chi nhánh trên cơ sở lãi điều chuyển vốn. Đồng thời đối với các khoản vay giải ngân cho khách hàng sẽ áp dụng trên cùng cơ sở nhƣ vậy nhƣng theo chiều ngƣợc lại, tức là chi nhánh cho vay sẽ nhận vốn từ hội sở. Do đó, chi nhánh chỉ quan tâm đến lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và các hạn mức kinh doanh đƣợc giao làm cơ sở thƣơng lƣợng lãi

suất với khách hàng, không chịu trách nhiệm cân đối các nguồn vốn vay gửi từ phía khách hàng, các rủi ro trong cơng tác quản lý vốn hồn tồn do HO chịu trách nhiệm.

Với cơ chế quản lý vốn tập trung việc tính lãi phải thu phải trả giữa các chi nhánh chỉ mang tính chất danh nghĩa mà khơng có sự dịch chuyển của dịng tiền. Phần thu nhập và chi phí vốn của chi nhánh sẽ đƣợc tính tự động định kỳ theo cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ do HO quy định và ghi nhận vào kết quả tài chính của từng đơn vị. Tuy nhiên hiện nay theo yêu cầu báo cáo của NHNN trên địa bàn, thu nhập và chi phí vốn sẽ đƣợc hạch tốn vào cân đối của từng chi nhánh, đến khi các NHTM chi phải báo cáo tập trung thì sẽ khơng xuất hiện q trình hạch tốn và chuyển lợi nhuận cho từng chi nhánh.

Quản lý vốn đƣợc thực hiện thông qua các chính sách và cơng cụ sau:

- Cơng cụ kế hoạch kinh doanh (kế hoạch huy động vốn, sử dụng vốn, các cơ cấu lớn…)

- Cơng cụ hạn mức: Hạn mức tín dụng, đầu tƣ …

- Các chính sách khách hàng, chính sách đầu tƣ, sản phẩm, lãi suất… - Các cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ.

- Hệ thống chi tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh.

* Quan hệ điều chuyển vốn nội bộ thực hiện qua cơ chế “ mua – bán ” vốn:

Quan hệ điều chuyển vốn nội bộ giữa HO-chi nhánh theo cơ chế mua – bán vốn, HO thực hiện “mua” toàn bộ tài sản nợ và “bán” tồn bộ tài sản có cho các chi nhánh. Việc mua bán vốn này đƣợc định giá thông qua lãi suất điều chuyển vốn.

Giá điều chuyển vốn (giá FTP) đƣợc HO (trung tâm vốn) xác định và thông báo tới các đơn vị kinh doanh trong từng thời kỳ. Trọng điểm của cơ chế này chính là giá điều chuyển vốn, đây chính là cơng cụ quan trọng trong hoạt động điều hành vốn của HO và là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động chính xác của của các chi nhánh theo tiêu thức thống nhất trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất thực hiện giữa khách hàng và lãi suất điều chuyển vốn với HO.

* Quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất tập trung tại HO:

Các rủi ro trong quản lý vốn đƣợc tập trung về HO, HO sẽ chịu trách nhiệm quản lý các rủi ro thông qua sự phân cấp, giới hạn và hạn mức do phân công bộ phận quản lý vốn của HO đảm nhiệm.

Một phần của tài liệu Đề tài: CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM potx (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)