Đánh giá hiệu quả những biện pháp và nội dung xây dựng THTT của các trƣờng THCS ở quận Đống Đa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện của hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận đống đa hà nội (Trang 60 - 63)

Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của cấp trên, đặc biệt là kế hoạch thực hiện phong trào của phòng GD-ĐT Quận, nhiều Hiệu trưởng trường THCS trong Quận đã thực hiện những biện pháp quản lý nhằm phấn đấu đạt được những mục tiêu đề ra, tuy nhiên những biện pháp ấy đã có hiệu quả ở mức độ nào, số liệu điều tra cụ thể sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về thực trạng.

Bảng 2.5: Đánh giá hiệu quả của các nội dung đã thực hiện ở các trƣờng THCS quận Đống Đa.

TT

Các bƣớc và nội dung thực hiện trong quá trình xây dựng

THTT

Hiệu quả của các biện pháp và nội dung đã thực hiện

Hợp lý Tỉ lệ (%) Chưa hợp lý Tỉ lệ (%) Bước 1 (Chuẩn bị)

1. Nghiên cứu mục tiêu, yêu cầu

của việc xây dựng THTT. 126 100% 0 0% 2. Soạn thảo chương trình kế

hoạch xây dựng tồn trường. 105 83% 21 17% 3. Tiến hành khảo sát tiềm năng

trong và ngoài nhà trường để xây dựng THTT.

117 93% 9 7%

4. Xây dựng quy định (cơ chế) chỉ

5. Hình thành tổ chức chỉ đạo xây

dựng THTT của trường. 107 85% 19 15% 6. Chỉ đạo các lớp, khối lớp xây

dựng kế hoạch hoạt động. 89 71% 37 29% 7. Xây dựng kế hoạch khai thác

cơ sở vật chất trong và ngoài nhà trường phuc vụ cho các hoạt động xây dựng THTT.

116 92% 10 8%

8. Ký cam kết với các lực lượng

thực hiện kế hoạch. 99 79% 27 21%

9. Tập huấn cho các lực lượng

thực hiện kế hoạch. 124 98% 2 2% Bước 2 (Triển khai hoạt động xây dựng THTT)

1. Chỉ đạo điểm 1 lớp, 1 khối lớp thực hiện những nội dung xây dựng THTT

126 100% 0 0%

2. Tổ chức họp, Hội thảo, rút kinh nghiệm (thành cơng hoặc thiếu sót), phổ biến nhân rộng.

126 100% 0 0%

3. Thực hiện đại trà ở toàn trường. 126 100% 0 0%

Bước 3 (Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm) 1. Tổng kết đánh giá (sau từng học kỳ cuối năm), khen thưởng, tuyên dương.

121 96% 5 4%

2. Điều chỉnh mục tiêu, nội dung,

cách thức tổ chức. 119 94% 7 6%

3. Tổ chức trao đổi với các đơn vị, các nhà khoa học, đi tham quan các đơn vị làm tốt.

126 100% 0 0%

Nhìn vào bảng 2.5, chúng ta có thể thấy, với các bước và nội dung thực hiện trong quá trình xây dựng THTT, số liệu thu được từ phiếu điều tra đối với cán bộ thu về cho thấy:

Đánh giá hiệu quả của các công việc xây dựng THTT: Phần lớn ý kiến của cán bộ cho rằng xây dựng THTT đã thực hiện đều có hiệu quả.

Trong đó, ở bước 1, mục 1, tổ chức “nghiên cứu mục tiêu, yêu cầu của việc xây dựng THTT” chiếm số ý kiến tối đa với 126 ý kiến tán đồng (tỉ lệ 100%). Mục 9 “Tập huấn cho các lực lượng thực hiện kế hoạch” đứng thứ 2 với 124 ý kiến tán đồng chiếm tỉ lỷ 98%. 93% và 92% ý kiến tán đồng cho rằng mục 3 đã (tiến hành khảo sát tiềm năng trong và ngoài nhà trường để xây dựng THTT) và mục 7 (Xây dựng kế hoạch khai thác cơ sở vật chất trong và ngoài nhà trường phuc vụ cho các hoạt động xây dựng THTT). Các mục cịn lại như: soạn thảo chương trình kế hoạch xây dựng tồn trường, xây dựng quy định (cơ chế) chỉ đạo hoạt động xây dựng THTT, hình thành tổ chức chỉ đạo xây dựng THTT của trường, chỉ đạo các lớp, khối lớp xây dựng kế hoạch hoạt động, ký cam kết với các lực lượng thực hiện kế hoạch chiếm số ý kiến xấp xỉ 80%. Điều đó chứng tỏ rằng, q trình chuẩn bị xây dựng THTT, các trường chuẩn bị khá chu đáo, làm cho mọi người hiểu sâu sắc nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng THTT.

Ở bước 2, 100% ý kiến đều cho rằng các nội dung: Chỉ đạo điểm 1 lớp, 1 khối lớp thực hiện những nội dung xây dựng THTT; tổ chức họp, hội thảo, rút kinh nghiệm (thành cơng hoặc thiếu sót), phổ biến nhân rộng; thực hiện đại trà ở toàn trường đều đã thực hiện tốt, chiếm tối đa 126 số phiếu điều tra thu về. Điều đó chứng tỏ việc triển khai hoạt động xây dựng THTT là phù hợp và mang tính hợp lý.

Ở bước 3, những ý kiến được hỏi đều thừa nhận lãnh đạo đã thực hiện có hiệu quả việc tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xây dựng THTT, kết quả ghi nhận cụ thể như sau:

- Có phổ biến, nhân rộng phong trào: 126 ý kiến tán đồng (chiếm 100%).

- Có tổng kết đánh giá (sau từng học kỳ cuối năm). - Có khen thưởng, tuyên dương chiếm tỉ lệ 96%.

- Có điều chỉnh mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức chiếm 94% số ý kiến điều tra.

Bên cạnh những ý kiến đa số, ý kiến ghi nhận hiệu quả nội dung các bước thực hiện trong q trình xây dựng THTT thì vẫn cịn có những ý kiến cho rằng cịn có những hạn chế (chiếm tỉ lệ trung bình khoảng 6%). Trong đó, mục chỉ đạo các lớp, khối lớp xây dựng kế hoạch hoạt động cịn có những hạn chế nhất (29%) và việc ký cam kết với các lực lượng thực hiện kế hoạch chưa thật tốt (21%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện của hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận đống đa hà nội (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)