Lời văn trần thuật đan xen kể, tả với triết lí, bình luận, trữ

Một phần của tài liệu Khóa luận Tìm hiểu về nhà văn Phan Việt và Tiểu thuyết Tiếng người (Trang 84 - 96)

8. Bố cục của khoá luận

3.4. Lời văn trần thuật đan xen kể, tả với triết lí, bình luận, trữ

đề

Theo La Khắc Hoà: “Trong tư duy tiểu thuyết, người kể chuyện và đối

tượng trần thuật được đặt trên mặt bằng giá trị ngang nhau. Nó cho phép nhà văn phát huy kinh nghiệm cộng đồng, dựa hẳn vào kinh nghiệm cá nhân, không phải để ca ngợi, luận bàn về toàn bộ đời sống hiện thực”. Có thể thấy,

văn phong của Phan Việt - một cây bút hải ngoại nhưng lại rất giống văn phong của các nhà văn lớp trước như Nam Cao, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu,... Các nhà văn thế hệ trước thường kể, tả về những sự việc bình thường, nhỏ bé sau luỹ tre làng, ở con phố nhỏ, trong một ngôi trường hay một nếp nhà và song song với lời kể, tả là lời thuyết minh luận bàn mang tính tổng kết, nâng cao vấn đề lên một ý nghĩa nhân sinh thấm thía, sâu sắc. Phan Việt vẫn tiếp tục kế thừa những yếu tố đó, song chị đi sâu khai thác mảng đề

tài về người trí thức trong xã hội hiện đại hôm nay không phải lo lắng về cuộc sống áo cơm nhưng trong tâm hồn họ lại giăng mắc lớp lớp những ẩn ức tinh thần, những nỗi khắc khoải, những suy nghĩ, những biến động tinh vi, phức tạp của đời sống nội tâm. Chính vì thế mà tính triết lí, bình luận trong tác phẩm của Phan Việt càng trở nên đậm đặc hơn bao giờ hết.

Sự hoà mạch kể - tả - triết lí - bình luận - trữ tình ngoại đề trong tác phẩm của Phan Việt đã đem lại sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Đôi khi khung cảnh rất bình dị nhưng lại khơi gợi trong lòng độc giả nhiều cảm xúc. Ngay từ những trang văn đầu tiên của tác phẩm, Phan Việt đã mang đến cho người đọc một đoạn văn miêu tả khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trong khoảnh khắc giao mùa. “Hà Nội bắt đầu có mưa phùn và gió nồm, xen kẽ vào

những đợt rét đậm. Những ruộng rau muống, cải, mùi tàu và hoa ở phía sau nhà anh đang được ủ. Những luống violét và thược dược nở sớm đóng những vạt tím và vàng trên cả một khoảng ruộng xanh. Thi thoảng lại có một bụi hoa dong riềng đỏ chói đứng kiêu hãnh một mình trên một gò đất. Sương mù bảng lảng trên mặt những vũng và ao nước nhỏ cạnh đó - mặt nước đóng một lớp váng băng mỏng tang, hơi sáng lên trong ánh bình minh nhạt” [35; 13].

Hà Nội - thủ đô ngàn năm văn hiến, trái tim của cả nước vốn đã đẹp nhưng dưới con mắt của một người con xa xứ , Hà Nội lại càng trở nên đẹp đẽ hơn bao giờ hết. Khung cảnh thiên nhiên ấy chính là bức phông nền để các nhân vật của Phan Việt xuất hiện. Có thể thấy, bàng bạc trong tiểu thuyết Tiếng

người là một mùa đông kiêu sa, phảng phất buồn, một mùa xuân với biết bao

tín hiệu vui tươi. Người đọc có cảm giác, tác giả đã đem vào trong tác phẩm của mình những đoạn văn từ thuở hoa niên trong các ttrang nhật kí của mình vì vậy nên nó vừa đẹp, vừa xa vắng.

Đan xen với khung cảnh Hà Nội đó là cảnh sắc thiên nhiên nơi xứ người. “Những ngày mùa thu cuối cùng, trời se lạnh và nhiều gió đổi mùa;

những cây thích ở gần cổng ra vào đã ngả màu vàng rực, nhìn xa như những bụi cây cháy. Mỗi khi một cơn gió lớn thổi qua, lá cây lả tả như một rừng ánh sáng rớt xuống trong khi phía trên, đống lửa tàn dần” [35; 27]. Và những căn

nhà xứ người phủ đầy tuyết trắng hiện lên thật đẹp: “trận tuyết đầu mùa mới

rơi.... cơn bão tuyết đầu tiên của khắp vùng đông bắc nước Mĩ đã vùi New York dưới một tấm thảm trắng dày đến nửa mét” [35; 28]. Có thể thấy, không

gian của truyện kéo dài từ New York đến Hà Nội; những bông tuyết trắng đầu mùa ở phố La Salle và tiếng gió bấc trên mái ngói xô nghiêng nơi phố cổ; những tách cà phê ấm nóng hay cốc trà bạc hà đêm giao thừa; lúc ồn ào, bụi bặm cáu gắt trên con phố giờ tan tầm chiều hay lặng im theo đuổi những suy nghĩ bên khung cửa chan hoà nắng buổi sớm mai. Tất cả những chi tiết mà Phan Việt đưa vào tác phẩm đều rất thực, rất đời thường. Điều đó làm nên sự hấp dẫn của Tiếng người khiến người đọc có cảm giác sống lại chính xác cảm xúc của mình vào một thời điểm có thực trong cuộc đời mà họ đã trải qua.

Bên cạnh những đoạn văn miêu tả khung cảnh thiên nhiên, trong Tiếng người, Phan Việt cũng nêu lên rất nhiều triết lí, bình luận. Nhà văn đã gửi

gắm những triết lí ấy qua nhân vật Duy bằng cách để cho anh phát biểu suy ngẫm và rút ra rất nhiều bài học cho mình, chẳng hạn như: “bài học n: mình

bày tỏ sự chân thành với người khác trong 5 giây, người khác sẽ tán thưởng mình lâu gấp đôi... bài học thứ (n +1): khi đến thời điểm củng cố sự nổi bật, phải đứng ở chỗ mà người khác có thể nhìn thấy... bài học thứ (n+2): một cái cười lớn với một người có quyền sẽ tác động nhiều hơn cả năm cười đùa với những người dưới mình... bài học thứ (n+n): phải đối xử với từng người như thể họ là một cá thể đặc biệt và có tầm quan trọng đặc biệt với mình” [35; 59

- 60 - 61]. Những triết lí, bình luận phải chăng chính là cách sống của con người hiện đại hiện nay: sống một cách gấp gáp với những tham vọng, hoài bão để đi đến đỉnh cao của danh vọng.

Cùng viết về đề tài người trí thức nhưng trong văn Nam Cao, người trí thức hiện lên với cái đói nghèo nghiệt ngã và nỗi lo về cơm áo gạo tiền. Qua những trang văn của Nam Cao, người đọc cảm nhận được rõ nét hoàn cảnh sống “quẫn bách” của người trí thức - một cuộc sống nghiệt ngã, túng quẫn phải “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi”. Sự hối thúc của miếng cơm manh áo buộc người trí thức phải lao vào kiếm tiền bởi họ là con người của cuộc sống đời thường chứ không phải là những thánh nhân. Như Mác từng nói: “Con

người trước hết phải lo ăn, lo mặc rồi mới có thể nói đến chuyện văn chương triết học”. Vì vậy mà những người trí thức như Hài (Quên điều độ) buộc phải làm việc, cho dù sức khoẻ của Hài không cho phép. Cái ăn đối với Hài là quan trọng hơn hết. Mặc dù bác sĩ đã cảnh báo “ông mà dạy học thì ông mau chết lắm đấy” nhưng Hài vẫn thuyết phục cho bằng được: “Chết mau nghĩa là chưa chết. Nếu tôi không dạy học thì chết ngay, bởi không có ai có thể sống mà không ăn”. Giữa hai cái chết: chết đói và chết bệnh thì với Hài chết đói

kinh khủng hơn nhiều. Còn Thứ trong Sống mòn đã lăn lộn vào Sài Gòn: “Kiếm ăn bằng rất nhiều nghề, kể cả những nghề mà những người tự xưng là

trí thức không làm. Y trà trộn với phu phen, với thợ thuyền”. Có thể nói, trên những nẻo đường của cuộc sống mưu sinh, người trí thức trong văn Nam Cao phải trải qua biết bao sóng gió, bị cuộc đời vùi dập. Hộ là một nhà văn luôn ôm ấp trong mình một hoài bão lớn, một khát vọng lớn. Anh nung nấu khát vọng viết một tác phẩm giật giải Nobel, một tác phẩm “vượt lên trên bờ cõi

và giới hạn”, “một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn”. Thế

nhưng cuộc sống khắc nghiệt đã làm cho giấc mộng văn chương của Hộ tan thành mây khói. Anh phải hi sinh giấc mộng văn chương cho lẽ sống tình thương để chăm lo, vun xới, bảo vệ mái ấm gia đình của mình. Đó là một

hành động đầy dũng cảm, cao thượng ấm áp tình yêu thương con người, đúng như Tố Hữu đã viết:

“Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau”

Phan Việt cũng khai thác mảng đề tài người trí thức nhưng đó là hình tượng người trí thức trong cuộc sống hiện đại. Chị đã lách ngòi bút của mình vào tận vỉa sâu tâm hồn con người để khám phá, phát hiện, chiêm nghiệm và suy ngẫm về lối sống, cách sống của người trí thức hôm nay. Có lẽ, những người như Duy, Hoàng, M... là mẫu người chưa được các cây bút trẻ khác hướng tới. Bằng tài năng, sự tinh tế và trái tim mẫn cảm của mình, Phan Việt đã phản ánh chính xác những biến thái tinh vi đang diễn ra trong tâm hồn con người thông qua những trang viết của mình. Tiếng người viết về một gia đình trẻ, thành đạt, hai vợ chồng cùng đi học ở nước ngoài về. Đây là một tầng lớp thượng lưu, trí thức với lối sống, lối nghĩ rất hiện đại. Họ không phải lo lắng những vấn đề tủn mủn về vật chất, về cuộc sống cơm áo, gạo tiền nhưng trong họ vẫn xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột nho nhỏ. Họ sống bên cạnh nhau nhưng đôi khi lại không hiểu nổi nhau và chính bản thân mình. Có thể nói, tất cả những chi tiết mà Phan Việt đưa vào tác phẩm đều rất thực, rất đời thường. Nó làm nên sự hấp dẫn của Tiếng người khiến người đọc có cảm giác sống lại chính xác cảm xúc của mình vào một thời điểm có thực trong cuộc đời mà họ đã trải qua. Tiếng người đã để lại trong người đọc biết bao trăn trở, suy tư: Hạnh phúc trong cuộc đời đôi khi là cái khó nắm bắt, và không ai dám chắc nó có phải là cái có thật hay không. Hai người yêu nhau, đã, đang và sẽ làm như thế nào, “rốt cuộc thì tất cả cuốc sống này là gì, là sự cam kết bằng hôn

thú, sự cam kết bằng chung thuỷ, sự cam kết yêu thương nhau và sự phản bội là phản bội lại điều gì?” [35; 255]. Dường như qua tác phẩm Phan Việt muốn

trải nghiệm bản thân để hiểu rằng cuộc sống là vượt qua chính mình để đến với hạnh phúc. Tưởng rằng hạnh phúc đến với ta dễ dàng nhưng cũng có lúc phải tạm xa nhau vì “những tiếng nói của một con người có thể một đời

không bày tỏ hết” [35; 7]. Tiếng người với sự quan sát tinh tế và sâu sắc đã

chia sẻ những tiếng nói cả một đời không bày tỏ hết với không gian tâm tưởng của bạn đọc. Nó gieo vào lòng người biết bao tầng lớp để suy ngẫm về các giá trị của cuộc sống đích thực.

Không chỉ vậy, đọc tiểu thuyết Tiếng người độc giả còn thấy Phan Việt nhắc đến biểu tượng “Bong bóng” rất nhiều lần. Thậm chí, chị đã có cả một đoạn văn miêu tả về hình ảnh bong bóng: “Những quả bong bóng xà phòng bảy sắc cầu vồng phình lên, bay lơ lửng. Chúng trôi dạt trong bóng tối rồi vỡ ra. Những tia nước nhỏ bắn trong không trung. Những tiếng vỡ rất khẽ, hầu như không nhận thấy. Sự đứt vỡ bắt đầu từ đâu? Cái quả cầu căng tròn đều đặn ấy? Khi vỡ rồi, chúng đi đâu? Bong bóng, bong bóng” [35; 137]. Thực ra,

lúc đầu Phan Việt đặt tên cho tác phẩm của mình là “Bong bóng”. Nó ẩn chứa một chủ đề lẩn khuất: mọi thứ trên đời đều là... bong bóng, là phù vân, vô thường, vô nghĩa. Nhưng Phan Việt đã gác lại chủ đề đó để người đọc tự chiêm nghiệm, suy ngẫm về những điều chị muốn nói. Biết bao câu hỏi không có lời giải đáp vang lên gieo vào lòng người đọc. Phải chăng, hạnh phúc giống như một bong bóng, trong suốt như pha lê, đẹp đẽ, trong trẻo, tinh khôi nhưng nó lại mong manh, dễ tan vỡ. Và con người phải làm gì để giữ gìn nguyên vẹn hạnh phúc bong bóng ấy? Thực sự đó là một hành trình đầy gian nan, thử thách, không đơn giản với mỗi con người hiện đại hôm nay.

Gấp lại Tiếng người tôi chợt nhớ tới câu nói của Trịnh Công Sơn: “Tiếng nói thầm kín của một người nhiều khi suốt cuộc đời không thể nào bày

tỏ. Có khi bày tỏ được thì cũng chỉ là những tiếng nói dở dang. Có người giấu bặt...” [30; 2]. Đó cũng là điều mà Phan Việt đã khái quát lại trong cuốn

Phù phiếm truyện của mình: “Những tiếng nói của một con người có thể một

đời không bày tỏ hết” [35; 7]. Không giấu bặt những điều thầm kín ấy, Phan

Việt đã tặng cho độc giả một bài thơ trong sáng, vừa là tiếng lòng mình, vừa là một cuộc chơi nghiêm túc với văn chương để nói giùm tiếng nói của nhiều người. Tiếng người là cuốn tiểu thuyết có thể gợi ra những ý nghĩa thanh tao, giúp chúng ta biết trân trọng, nâng niu nhiều hơn những điều bé nhỏ, bình dị trong cuộc đời xô bồ và ngắn ngủi này.

KẾT LUẬN

1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, tiểu thuyết thực sự khởi sắc với những thành tựu mang tính chất bước ngoặt cả về lí luận thể loại và thực tiễn sáng tạo, khẳng định được vai trò là “xương sống”, là “trụ cột” của nền văn học. Thành công của thể loại này đã đem đến cho văn học Việt Nam nguồn sức sống mới, đáp ứng nhu cầu phản ánh đời sống từ nhiều chiều kích, tạo nên sức mạnh khám phá thực tại và tái hiện toàn diện đời sống của con người. Đồng thời cũng góp phần đưa văn học Việt Nam tiến xa hơn nữa trên con đường hiện đại hoá và hội nhập vào tiến trình văn học thế giới.

2. Trên văn đàn văn học Việt Nam đương đại, bên cạnh những cây bút trong nước thì những cây bút hải ngoại có một vai trò, vị trí đáng kể làm nên diện mạo, căn cốt của nền văn học đương thời. Với nỗ lực tìm tòi, sáng tạo

không mệt mỏi cùng với tâm huyết và lòng nhiệt tình của tuổi trẻ, Phan Việt đã có những thử nghiệm táo bạo trong lãnh địa tiểu thuyết. Và Tiếng người là một cuộc tìm kiếm mới của Phan Việt, là sự thai nghén qua rất nhiều lần sửa chữa. Có lẽ, phải đặt trong người viết một trái tim dũng cảm mới có đủ tâm sức để tự mình đi, cô độc đi ở một nơi mà không ai biết, không ai thích, không ai đọc những gì mình viết ra. Và cũng phải đặt trong trái tim ấy một tình yêu đủ lớn với chữ nghĩa để bắt đầu “nhập thế” với thể loại tiểu thuyết.

Trên cơ sở tìm hiểu một số quan niệm tiêu biểu về nhân vật tiểu thuyết và những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, tác giả khoá luận đã tập trung nghiên cứu vấn đề “Nhân vật trong tiểu thuyết “Tiếng

người” của Phan Việt” nhằm chỉ ra những điểm độc đáo trong quan niệm

nghệ thuật về con người, tạo dựng hệ thống nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Qua đó cụ thể hoá những đóng góp nổi bật của Phan Việt trong tiến trình đổi mới thể loại tiểu thuyết nói riêng, hiện đại hoá nền văn học nói chung.

2.1. Về quan niệm nghệ thuật về con người, nếu tiểu thuyết truyền thống tiếp cận và khám phá con người ở góc độ hiện thực đời thường thì Phan Việt lại tiếp cận và khám phá con người trong không gian ba chiều: trong đời sống hiện thực, trong đời sống bản năng và trong đời sống tâm linh. Phan Việt đã có một cái nhìn và sự đánh giá vừa cụ thể lại vừa sâu sắc, toàn diện về mọi biểu hiện tâm lí phong phú, phức tạp của nhân vật. Do đó, nhân vật trong tiểu thuyết của Phan Việt không đơn phiến, tĩnh tại mà đa chiều, phức tạp.

2.2. Về thế giới nhân vật: Phan Việt đã quan tâm xây dựng, khắc hoạ các kiểu nhân vật tiêu biểu, độc đáo để biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người của mình, về hiện thực và hướng tới tái hiện đời sống đương đại với

Một phần của tài liệu Khóa luận Tìm hiểu về nhà văn Phan Việt và Tiểu thuyết Tiếng người (Trang 84 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w