Khám phá nhân vật qua những tình huống tâm lí

Một phần của tài liệu Khóa luận Tìm hiểu về nhà văn Phan Việt và Tiểu thuyết Tiếng người (Trang 80 - 84)

8. Bố cục của khoá luận

3.3. Khám phá nhân vật qua những tình huống tâm lí

Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ mà nhà văn thông qua chúng để khái quát hiện thực đời sống theo quan niệm riêng của mình. Để được sự yêu mến lâu bền của độc giả, phẩm chất cơ bản của các nhân vật văn học phải là sự chân thực, đặc biệt về phương diện tâm lí. L. Tônxtôi cho rằng “Con người như những dòng sông [...] thường là hoàn toàn

xét: “Con người không bao giờ phù hợp với bản thân mình [...] sự sống đích

thực của cái bản ngã diễn ra dường như chính ở cái điểm con người không trùng với bản thân con người ấy” [2; 112]. Với Tiếng người, Phan Việt dường như đã “dứt từng mẩu sống cuối cùng của mình” để len lỏi vào những ngóc ngách sâu kín nhất của con người, miêu tả họ từ bên trong với những trạng thái tâm lí, tinh thần xác thực.

Trước khi lấy Duy, M là một cô gái hồn nhiên, vô tư, tự do, sống theo cách của riêng mình. Sau khi gắn kết với Duy, “sống với nhau bốn năm, Duy

vẫn còn ngạc nhiên vì những thú vui bất thần hình thành ở M; nàng sẽ tuân thủ nó một cách tuyệt đối; cho đến lúc nàng bất thần dứt bỏ và hăm hở làm một cái mới - nhưng chỉ có một thứ không đổi ở M - nàng có một đống những lọ muối khoáng dùng để tắm”. [35; 114]. Đây có lẽ là điều duy nhất bất biến ở

M. Trong suốt bốn năm ấy, kí ức về N - người bạn thuở thiếu thời cứ trở đi trở lại trong những giấc mơ. Nó như một kỉ niệm êm đềm, đẹp đẽ thời thơ ấu không thể xoá nhoà. Mọi thứ có thể đổi thay, dòng đời cứ cuộn chảy theo quy luật của nó nhưng kỉ niệm mãi mãi là kỉ niệm, không bao giờ tàn phai theo năm tháng. Những mâu thuẫn nho nhỏ xảy ra trong đời sống vợ chồng khiến khuôn mặt M đã thay đổi. “Khuôn mặt này bắt đầu phảng phất những nét của

khuôn mặt anh. Hai đường xương hàm và gò má là hai thứ rõ nhất. Đây chính là điều làm anh đau nhất. Từ bao giờ, trong khoảng thời gian bốn năm qua, nàng đã bắt đầu có khả năng dằn vặt chỉ vì quý mến một người đàn ông khác ngoài anh?” [35; 254]. Trong nội tâm M đã có những khúc xạ nho nhỏ.

Nhiều lúc ánh mắt M trở nên xa xăm, thoáng một chút buồn nhè nhẹ.

Khi chứng kiến hành động đập phá mọi thứ của Duy, M hoàn toàn im lặng. Không có một phản ứng tâm lí diễn ra bên trong con người nàng. Thế nhưng khi Duy cầm những lọ muối tắm của nàng, M tỏ ra “hốt hoảng”. Duy thoáng đọc thấy trong mắt nàng sự cầu xin: “M nhìn anh, cái nhìn trống rỗng.

Khoé miệng nàng hơi méo đi. Nước mắt bắt đầu ầng ậc dâng lên trong mắt nàng... Nàng cẩn thận quét và vun những hạt muối và vụn thuỷ tinh lại. Trong lúc đó, nước mắt nàng lã chã rơi xuống sàn” [35; 221- 222]. Biết bao cung

bậc, trạng thái cảm xúc đã diễn ra. Từ sự bình thản đến sự thất vọng khi những xích mích, mâu thuẫn đến gõ cửa mái ấm gia đình nàng.

Trong Tiếng người, có lẽ Phan Việt đã miêu tả thành công nhất chính là nhân vật Duy. Chị đã bắt mạch chính xác những vi mạch cảm xúc đang diễn ra trong con người Duy. Sống giữa một môi trường làm việc với bao bon chen, Duy cảm thấy ngột ngạt, bức bách. “Giá mà anh có cái toan tính phấn

đấu chân thành như Hoàng. Giá mà anh yêu tiền được như họ. Giá mà anh say mê quyền lực và ảnh hưởng được như họ. Giá mà anh đừng có cái năng lực trí tuệ bẩm sinh mà anh đang có, một khi anh đã có sự khác tính bẩm sinh mà anh cũng không thể chối bỏ” [35; 166 - 167]. Tuy nhiên anh lại không

phải là Hoàng nên anh cảm thấy cô đơn, lạc loài trước hiện thực cuộc sống đương thời.

Sau cuộc họp ở Đà Nẵng, trở về Hà Nội, trong Duy đã có những thay đổi trong tâm lí. Bằng cái nhìn tinh tế, đa chiều phức hợp, Phan Việt đã lách ngòi bút của mình vào mọi ngóc ngách tâm trạng đan xen của Duy để diễn tả những phức tạp đang diễn ra trong Duy. Đọng lại trong tâm trí Duy đó là hình bóng “áo đỏ” và đôi mắt của nàng. Đôi mắt của người con gái áo đỏ được bốn lần nhắc tới trong tác phẩm, đó là đôi mắt “trong suốt” như pha lê, trong trẻo, tinh khôi, đẹp đẽ như ánh nắng buổi ban mai. Biết bao điều được gửi gắm trong ánh mắt nàng nhìn Duy khiến “toàn thân Duy đông cứng. Anh có cảm

giác nếu anh cử động, một cái gì đó sẽ rơi xuống vỡ vụn như thuỷ tinh giòn”. Chính đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn ấy khiến lòng Duy chao đảo, anh như mấp mé trên hai bờ vực thẳm: một bên là tiếng gọi của trái tim, một bên là hạnh phúc gia đình. Cuối cùng, Duy đã vào Sài Gòn, tìm đến tận nhà người

con gái áo đỏ kia “Duy đến ngồi ở quán nước nhỏ chếch với căn nhà... đầu

anh hoàn toàn trống rỗng. Anh chỉ nhìn lên căn nhà và khoảng trống trước cửa... và để cho những hình ảnh ấy choán lấy toàn bộ cảm giác. Anh ăn no những mảng, miếng và góc cạnh mờ mờ trước mặt, thậm chí ăn no cả khoảng không khí trống rỗng trước nhà. Càng ngồi, anh càng chìm dần, chìm dần vào một cảm giác yên ổn lạ lùng” [35; 170]. Điều gì đã và đang diễn ra trong

tâm hồn Duy? Phải chăng tiếng gọi của trái tim đang lên tiếng. Thật ra, người con gái áo đỏ kia cũng rất bình thường nhưng bất chợt lại trở thành một ám ảnh lí tưởng với Duy. Thật ra, Duy đâu có yêu cô ta nhưng “trái tim có những

lí lẽ riêng mà lí trí không thể nào hiểu nổi”. Duy đang tự ảo tưởng, tự huyễn

hoặc mình. Vì thế trong anh mới có lớp lớp những cơn sóng cảm xúc dâng tràn và khó lí giải đến như vậy. Bằng thủ pháp độc thoại nội tâm, Phan Việt đã phơi bày nội tâm nhân vật, miêu tả nó từ bên trong, len lỏi vào bề sâu tâm lí nhân vật Duy với những diễn biến phong phú, phức tạp, bí ẩn. Nói như Bakhtin: “Không thể biến con người sống thành một khách thể câm lặng,

khách thể của một nhận thức vắng mặt, một nhận thức hoàn kết. Ở con người bao giờ cũng có một cái gì đó mà chỉ bản thân nó mới có thể khám phá bằng hoạt động tự do của sự tự ý thức và của lời nói, điều này không thể nào xác định được từ bên ngoài, từ sau lưng con người” [35; 120 - 121].

Nếu như trong Đời thừa để giải thoát khỏi cơn đau khổ, bế tắc, Hộ đã tìm đến men rượu như một sự giải thoát, giải sầu. Sau đó trở về nhà, Hộ đã trút tất cả những lời tàn nhẫn, mắng chửi và đánh đập vợ con. Nhưng khi tỉnh dậy, Hộ lại đau đớn, dằn vặt. Hộ đã khóc: “Nước mắt hắn bật ra như một quả

chanh mà người ta bóp mạnh”. Giọt nước mắt của Hộ giống như một cái tát

nảy lửa tát thẳng vào chính tâm hồn Hộ, người đang tự chà đạp không thương tiếc vào đạo lí thiêng liêng của mình. Đó còn là những giọt nước mắt thanh lọc tâm hồn, giọt nước mắt của sự ăn năn, hối lỗi, nó giữ cho Hộ vẫn còn là

một con người khiến Hộ không bị rơi vào cái sự tha hoá , biến chất đến độ mất cả tình thương.

Trong Tiếng người, Phan Việt cũng đã miêu tả giọt nước mắt của Duy ở cuối tác phẩm “nước mắt anh rơi thẳng xuống. Những tiếng nấc thoát ra

như những tiếng hộc ngắn. Anh thấy không thở được” [35; 272]. Đây là

những giọt nước mắt hiếm hoi của một người đàn ông, thể hiện sự bế tắc, bất lực của chính Duy, Duy không hiểu nổi mình đã và đang làm gì, suy nghĩ những gì. Và sự rời xa Hà Nội vào lúc này là một điều tất yếu tạo ra một khoảng trống để anh suy nghĩ về những điều đã xảy ra cũng như cách để anh tiếp tục giữ gìn tổ ấm gia đình của mình.

Có thể nói, tình cảm và tâm lí con người luôn có sự không đồng nhất trong những diễn biến phức tạp của cuộc sống. Thâm nhập vào bên trong đời sống nội tâm nhân vật, Phan Việt đã miêu tả khá thành công những diễn biến tâm lí xác thực của nhân vật với những chuyển biến tinh diệu nhất.

Một phần của tài liệu Khóa luận Tìm hiểu về nhà văn Phan Việt và Tiểu thuyết Tiếng người (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w